Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
THAM KHẢO:
Trong truyện” Vợ nhặt” của nhà văn” Kim Lân” tôi hết sức ấn tượng với nhân vật bà cụ Tứ mặc dù trong truyện bà là tuyến nhân vật phụ nhưng bà lại để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Trong truyện hiện lên nỗi khổ của người nông dân khi bị rơi vào cảnh khốn khổ vào những nạn đói năm 1945. Tác giả xây dựng thành công nhân vật bà cụ Tứ nỗi vất vả của người mẹ vì lo cho con, gia đình nên đã hi sinh tất cả. Ta thấy được tấm lòng yêu thương của bà cụ Tứ, và ước mơ hướng tới khát vọng được có một cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ tuổi đã già yếu với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,”khuôn mặt bủng beo, u ám “. Vì hoàn cảnh khó khăn bà lại là dân ngụ cư thường bị kinh bỉ, rẻ rúm và phải sống tách biệt với làng. Tuổi đã cao như vậy bà vẫn phải gánh vác gia đình vì chỉ còn mỗi bà và đứa con trai là anh cu Chàng đã lớn tuổi có ngoại hình xấu xí đã đành lại ngờ nghệch, dở hơi.
Hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”,”chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật:, “lễ mễ” cũng thể hiện rõ cho ta thấy độ tuổi của cụ đã già yếu, không còn khỏe mạnh nữa mà đây là cái tuổi dễ ốm đau, bệnh tật. Số phận của người phụ nữ ấy còn phải chịu hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói ” cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng” phải âm thầm chịu đựng.
Trong lòng người mẹ luôn chứa chan tình yêu thương con vô bờ bến. Cụ thương đứa con trai khờ khạo của mình không biết lúc mình mất đi thì liệu nó có lo liệu được cuộc sống cứ nghĩ đến trong lòng cụ lại thấy xót xa “cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”.
Trong kẽ mắt kèm nhèm đã mỏi mệt của cụ khi nghĩ về tương lai sau này của đứa con trai sẽ đi về đâu không kìm lòng đã rỉ ra hai dòng nước mắt chua xót cho số phận khốn cùng này. Khi anh cu Tràng dẫn vợ về ra mắt mẹ. Mới đầu, cụ rất ngạc nhiên, bất ngờ hay khi con mình lại có người chịu làm vợ, nhưng rồi dần dần cụ cũng đã hiểu ra cơ sự và cảm thấy xót xa. Không biết nên”Mừng- Lo”, “Vui-Buồn” trước tình cảnh éo le này.
Cụ lo lắng cho tương lai của đứa con mình” không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”. Không phải vì lý do là bà có được đứa con dâu nhặt mà bà kinh bỉ, hắt hủi mà bà còn dành tình yêu thương, quan tâm con dâu như chính con đẻ. Bà nghĩ thị lấy con bà vì muốn có một chỗ dựa sống qua cơn đói bà nghĩ “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó là tấm lòng hiền dịu, bao dung của người mẹ, cưu mang, giúp đỡ người khác đang gặp khó khăn, không kinh bỉ, xa lánh. Mà bà còn là cả tình yêu thương bao la của mẹ dành cho đứa con dâu.
Tình yêu thương không chỉ thể hiện cách suy nghĩ hay tâm tư, nội tâm mà còn bộc lộ rõ nhất qua cử chỉ, hay những lời nói của bà cụ dành cho con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…”. Bà muốn động viên con là hãy chăm chỉ làm ăn thật tốt biết đâu may mắn được ông trời thương ban cho cuộc sống ấm no thoát khỏi cảnh tù túng, đói khổ này.
Bà cụ Tứ nói với con dâu bằng lời nói chân thành động viên con dâu những kinh nghiệm quý báu của một người phụ nữ đã từng trải vừa lo lắng, vừa thương xót, bà khuyên nhủ bằng những câu nói dân gian xưa “ai giàu ba họ ai khó ba đời” bà hướng cho con thấy tia sáng cho tương lai sau này”, bà nghĩ đến cảnh đói khổ bà nghĩ “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…”. Câu nói thể hiện lo lắng xót xa trước cảnh đời khi nhìn thấy hoàn cảnh đói khổ éo lo hiện tại.
Bà thấy tủi thân cho đứa con dâu người ta được cưới hỏi đàng hoàng mà mình lại chỉ là người con dâu bất hạnh nhặt được. Và để ngày vui của các con thêm trọn vẹn, hạnh phúc thì tới sáng hôm sau cụ” xăm xắn quét tước nhà cửa”. Có người con dâu về bà rất mừng như có một tia sáng mới xua tan đi những nỗi buồn u ám, thay vào đó là hạnh phúc thay đổi gia đình. Chi tiết đặc biệt nhất trong câu chuyện là nồi “Cháo cám” nghẹn ứ, chát đắng trong buổi đầu tiên đón con dâu.
Nhưng nồi cháo bỗng dưng lại ngon ngọt trong lòng, bởi lẽ vị ngọt đó chính là cả tấm lòng người mẹ nghèo đang cố xua đi cái không khí ảm đạm, u ám tẻ nhạt trong bữa cơm mà thể hiện rõ thái độ lạc quan, yêu đời và vui vẻ động viên con cố gắng vượt qua hoàn cảnh. Nhưng sự thật là vị đắng ngắt của cháo cám và tiếng thúc thuế từ xa vọng lại đó là nỗi lo lắng của những người nghèo đang phải đối mặt.
Chi tiết mà tôi ấn tượng nhất ở bà cụ Tứ là khi nhìn vào lá cờ đỏ cách mạng. Bà tin là có một ngày Đảng ta sẽ tìm được cách đánh đuổi bọn giặc ngoại xâm, chọc thùng kho thóc Nhật đòi lại được công bằng, cuộc sống hạnh phúc, ấm lo cho nhân dân. Bà tin ngày ấy không con từ trong căn nhà tối xẩm, u ám thì lại hiện lên một tia sáng vụt lên trong suy nghĩ đó là tia sáng cho một tương lai hạnh phúc, ấm nó mà bà mong chờ.
Cả tác phẩm cho ta ý nghĩa nhân văn mà từ đó diễn tả nội tâm sâu sắc của nhân vật. Như vậy, cho nên dù đặt con người dù có đặt vào hoàn cảnh khó khăn, khốn khổ hay là cận kề với cái chết nhưng không vì thế mà đánh mất đi những giá trị tinh thần và phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn: “Lòng yêu thương con người và thái độ lạc quan hi vọng vào tương lai tươi sáng dù cho chỉ có một tia hi vọng mỏng manh. Kim Lân đã khắc họa thành công về nhân cách của con người thông qua nhân vật bà cụ Tứ.
* Giá trị hiện thực :
- Phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng tháng tám: nạn đói khủng khiếp khiến bao người phải chịu cảnh sổ sở:
+ Con người chịu cảnh tang thương, cuộc sống ngày càng thê thảm: “Người chết như ngả rạ”, “ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường”, người sống mặt hốc hác u tối đi lại dật dờ như những bóng ma, xanh xám như những bóng ma, ...
+ Không gian chỉ tòa những tiếng khóc hờ, tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết.
+ Mùi gây của xác người, mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi khét của những đống rấm.
- Đặc biệt, bữa cháo cám ngày đói nhà anh cu Tràng đã phản ánh cuộc sống thảm hại của con người.
- Con người trong cái đói, cái khổ phải giành giật lấy sự sống cho chính mình: Tràng ngày ngày kéo xe cực khổ để sống qua ngày, bà cụ Tứ già cả vẫn phải đi làm, ...
- Nhận xét: ranh giới giữa người và ma, giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Không gian xóm ngụ cư không khác biệt nhiều với nghĩa địa
* Giá trị nhân đạo :
– Niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn trước số phận của những người nghèo khổ .
– Là tiếng nói khẳng định , đề cao những tình cảm cao đẹp của người lao động nghèo khổ : đó là tình yêu thương đùm bọc , tình mẫu tử , khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc
– Thể hiện niềm tin , niềm hi vọng vào cuộc sống vào tương lai dù ở trong tình cảnh khốn khó nhất .
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |