Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em khi tìm hiểu về di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
592
1
1
Kim Taehyung
07/07/2019 16:26:49
Khi em ra đời
Đã không còn bác
Chỉ còn tiếng hát
Chỉ còn bài thơM
à sao em thấy
Bác sao rất gần
Những lời bác dặn
Vẫn còn đinh ninh
​.Dù rằng bác không còn trên thế gian này nữa, nhưng hình ảnh của bác vẫn còn mãi trong tim của mỗi người dân Việt Nam. Bởi tình yêu dành cho nhân dân đất nước, nên suốt cuộc đời Bác chỉ biết bôn ba vì sự nghiệp cách mạng của đất nước. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, luôn được nhân dân mọi thời đại tôn thờ quý mến, được bạn bè quốc tế tôn trọng, cảm phục. Đến cuối đời khi biết mình không còn sức lực để phục vụ cho dân cho nước, Bác vẫn cố gắng để lại những kinh nghiệm, ý kiến cho các thế hệ sau cũng như những trăng trở mong mỏi chưa thực hiện được của mình.Bác không để lại của cải vật chất nhưng để lại một thứ có giá trị hơn thế đó là những lời động viên nhắc nhở trong bản di chúc, có phần quan trọng giúp nhân dân ta đánh đổ đế quốc Mĩ sau này. Ai đã từng đọc bản di chúc đều thấy rằng Bác luôn luôn đặt lợi ích của quốc gia lên trên lợi ích của bản thân. Đầu di chúc Bác nêu ra tình hình sức khỏe của bản thân và cho mình là “ Người xưa nay hiếm ”. Lồng vào đó, Bác vẫn sợ nhân dân lo lắng cho mình tiếp đó Bác trải lòng mình với nhân dân với Đảng, với Thanh niên Việt Nam, Bác quan tâm đến tình hình chính sự của đất nước. Trong di chúc Bác không lo nghĩ gì đến bản thân mà chỉ quan tâm đến vận mệnh của đất nước và nhân dân. Đến những dòng cuối cùng Bác mới nêu ra những mong muốn của bản thân, nhưng những mong muốn đó cũng chỉ là muốn tốt cho nhân dân và đất nước mà thôi.Đọc bản di chúc của Bác em mới thấy tình yêu của Bác rộng hơn biển, cao hơn núi.Hòa mình trong không khí kỉ niệm bốn mươi năm ngày làm theo di chúc Bác Hồ. Em tự đặt ra cho mình những chỉ tiêu để tự mình phấn đấu. Trước tiên phải rèn luyện tư chất đạo đức.Đối với em đức tính trung thực là đức tính quan trọng nhất đại diện cho phẩm chất đạo đức của con người. Vì vậy, rèn luyện đức tính trung thực trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt trong thi cử là mục tiêu quan trọng hàng đầu của em. Như Bác Hồ đã từng nhấn mạnh vai trò của tính đoàn kết và như ông cha ta đã từng nói : Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao.Vì vậy, em sẽ cố gắng đoàn kết với bạn bè trong lớp và đồng thời vận động các bạn bè trong lớp cùng nhau hợp tác và giúp đỡ nhau trong học tập, đưa lớp trở thành một chi đoàn vững mạnh.Chuyên cần chăm chỉ học tập. Tự thành lập cho mình tính tiết kiệm trong cuộc sống. Để thực hiện việc đó em sẽ tích cực tham gia hoạt động nuôi heo đất do đoàn trường phát động. Phải biết đối đầu với những thử thách trong cuộc sống như Bác Hồ đã từng nói :Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lắp biểnQuyết chí ắt làm nên.Tích cực tham gia các hoạt động do lớp, trường tổ chức, tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.Đối với người học sinh thì việc học là quan trọng nhất. Như câu nói của Bác Hồ trong thư gửi các bạn học sinh nhân ngày khai trường tháng 9/1945 : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ công học tập của các cháu.’’Đó cũng là động lực giúp em cố gắng học tập theo những tấm gương và tự hào về những tấm gương : Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn …. Em đã và đang nổ lực vượt qua những khó khăn hiện nay cố gắng tập trung nghe giảng ghi chú và làm bài đầy đủ, cố gắng vươn tới trên con đường hướng dẫn của thấy cô bằng chính đôi chân của mình và phương chăm học: học đến tận nơi, hỏi đến tận gốc, hiểu thật thông suốt, hành thật chu đáo để khỏi hổ thẹn với lương tâm mình.Chúng ta phải biết vận dụng linh hoạt ý nghĩa để tránh sự bảo thủ tự mãn, hẹp hoài và năng cao ý thức học hỏi, tiếp thu cái mới cái hay của nhân loại để xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ và vẫn mang đậm bản sắc dân tộc độc đáo. Đó là ước nguyện là mục đích của tất cả chúng ta. Hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc trên thế giới ngày càng được nâng cao mở rộng, để hội nhập với xu thế chung của toàn cầu. chúng ta không thể cứ khư khư mãi quan điểm đóng cửa, tự mãn với những gì mình đã có mà phải mở cửa học hỏi cái hay, cái đẹp, cái mới, cái tiến bộ. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả khoa học của bạn bè các nước một cách có chọn lọc, sáng tạo, phù hợp với bản thân và đất nước chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện mục đích cao cả là xây dựng một xã hội giàu mạnh và văn minh. Lúc đó Việt Nam sẽ tự hào sánh vai với các “cường quốc năm châu” như ý của Bác Hồ kính yêu. Chúng ta phải cùng nhau tuyên truyền cho mọi người biết học hỏi nước ngoài không có nghĩa là vọng ngoại, sùng ngoài để rồi đáng mất lòng tin, mất ý thức tự cường của mình. Bởi những yếu tố quan trrọng đó, chúng ta sẽ mất tất cả. Tóm lại, ta phải biết tiếp thu chọn lọc dựa trên tinh hoa văn hóa dân tộc.Với tất cả chúng ta, Bác là một người ôngRâu như bông và tóc trắng như bôngMàu tinh khiết một đời đạm bạcĐây cũng là nhà hiền triết, hiểu chỗ để chỗ đi vật sựNgười trồng cây, suốt một đời trồngChỗ người khổ còn giết ta sẽ háiNhân loại biết màu xanh người để lạiTrong thế giới tàn bạo này, người là những bóng cây xanh.Để thực hiện theo di chúc của Bác mỗi chúng ta phải thực hiện hết sức mình để xứng đáng con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.
CHÚC EM HỌC TỐT

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Đại
07/07/2019 16:27:40
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng. Từ giã chúng ta, Người để lại một bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ. Đó là bản tổng kết cô đọng về cuộc đời trọn vẹn của một con người trọn vẹn - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Đó là văn kiện lịch sử vô giá, làm nổi bật những tư tưởng cơ bản, cốt cách, tâm hồn cao đẹp và đạo đức vô cùng trong sáng của Người. Đó là những định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi. Đó là những lời dặn dò tâm huyết, sâu sắc và hệ trọng với Đảng và nhân dân ta để đi tới thắng lợi hoàn toàn của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Di chúc của Bác đã thực sự tác động mạnh mẽ và lâu dài đến sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta từ khi Người đi xa. Di chúc của Người vẫn soi sáng công cuộc đổi mới hiện nay và có giá trị trường tồn trên con đường đi lên của đất nước.
Trong nhận thức và hoạt động cách mạng, Người đã xác định: Cách mạng Việt Nam “trước hết phải có Đảng cách mệnh”, “Đảng có vững, cách mệnh mới thành công”. Với Người, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ mang tính chiến lược, là công việc thường xuyên của Đảng để thực hiện vai trò lãnh đạo cách mạng của mình, là sự vận động của Đảng trong tiến trình phát triển của cách mạng. Chính vì vậy, trong di chúc, “việc cần phải làm trước tiên”, Bác dạy: “Chỉnh đốn lại Đảng làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”. Chỉnh đốn Đảng nhằm mục tiêu trực tiếp là làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh và mục tiêu xa hơn có tính quyết định là làm cho Đảng xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng thành lập, tồn tại và phát triển không phải vì chính bản thân nó, mà vì cách mạng, vì nhân dân, vì Tổ quốc.
Nói về Đảng, trước hết, Người khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Sự đoàn kết trong Đảng, theo Người, là sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sự đoàn kết được thực hiện trên cơ sở đường lối, chính sách và theo những nguyên tắc tổ chức của Đảng. Đoàn kết phải trên cơ sở giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ, để sự đoàn kết trong Đảng ngày càng được củng cố và tăng cường.
Với Người, tự phê bình và phê bình phải đặt trên cơ sở “thực hiện dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình…” Người còn nhấn mạnh: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Phê bình và tự phê bình phải có lý, có tình; phê bình một cách chân thành, thẳng thắn, trung thực giữa những người cùng phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng chung.
Người luôn nhắc nhở mọi đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Trong di chúc, Người viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” - theo Bác Hồ là phẩm chất cần phải có đối với mỗi đảng viên của Đảng. Phẩm chất đó phải được thể hiện qua hoạt động thực tiễn, trong công tác cũng như đời tư, trong sinh hoạt.
Nói về nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Người coi đây là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn, phải có kế hoạch chu đáo để tránh bị động, thiếu sót và sai lầm.
Nếu chỉnh đốn Đảng là việc trước tiên đối với Đảng, thì công việc đối với con người là công việc đầu tiên mà Đảng phải quan tâm. Di chúc đã nêu rõ: “Đầu tiên là công việc đối với con người”, trong đó Bác đề ra những chính sách cụ thể đối với từng đối tượng. Vấn đề quyền con người trong Di chúc của Bác đã thể hiện sâu sắc chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh ngoài mục tiêu giải phóng con người khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, giành tự do, bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc, còn mang ý nghĩa nhân đạo bao hàm những nội dung như tôn trọng con người, quan tâm đến con người và thương yêu con người.
Đối với cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong, “…phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cảnh sinh… Đối với cha mẹ, vợ con (của Thương binh và Liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu… phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.
Đối với phụ nữ đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và sản xuất, “phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”.
Đối với đoàn viên và thanh niên đã hăng hái, không ngại khó khăn trong kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, lại có chí tiến thủ, “phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” ”.
“Là một người suốt đời phục vụ cách mạng”, Người còn là một nhà quốc tế lỗi lạc. Trước sự bất hòa xảy ra giữa các Đảng anh em, Người căn dặn Đảng ta phải “ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các Đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình”.
Người đã kết thúc bản Di chúc bằng điều mong muốn cuối cùng là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Thực hiện Di chúc của Người, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hơn 30 năm qua, biết bao đổi thay to lớn đã diễn ra trên đất nước ta. Những thành tựu mà nhân dân ta đã giành được trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo có ý nghĩa rất quan trọng.
Tiếp tục thực hiện trọn vẹn những lời dặn của Người trước lúc đi xa là ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, là mệnh lệnh của trái tim cháy bỏng dòng máu cách mạng, khi chúng ta hướng về Người và hành động theo gương sáng của Người.
0
1
Bạch Phàm
07/07/2019 16:28:23
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bản Di chúc, đó là lời căn dặn cuối cùng của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện mang ý nghĩa thời sự sâu sắc và có giá trị vô cùng to lớn đối với quá trình cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù di chúc Người để lại chỉ hơn một nghìn từ, nhưng đó là một sự kết tinh, là nơi thăng hoa trí tuệ tư tưởng đạo đức và nhân cách của Người.
Trong Di chúc Bác nhắc rất nhiều điều, trước hết về Đảng, sau đó Bác quan tâm đến thanh niên, các cụ phụ lão, nông dân, đồng bào Nam – Bắc, cả sự nghiệp đoàn kết quốc tế. Chúng ta đã bao nhiêu lần nói với nhau, kể với nhau nhưng chuyện Bác Hồ trăm năm vẫn chưa thấu ngọn nguồn, cho nên kể bao nhiêu cũng vẫn là không đủ. Có ngờ đâu hơn một nghìn từ Người để lại cho Đảng cho dân, Người chỉ dành riêng cho riêng mình có 79 từ thôi. Mà Bác viết từ lúc Bác 75 tuổi, mà Bác mãi mãi ra đi cũng đúng 79 tuổi, dường như |Người linh nghiệm thấy, cảm nhận thấy trước cả giới hạn sự sống của mình. Trong bản di trúc này, Bác cân nhắc đắn đo mọi nhẽ để rồi hạ bút viết một câu “trước hết nói về Đảng”, mà trong Đảng, câu đầu tiên Bác lại dặn về đoàn kết, từ Trung ương tới chi bộ, từ chi bộ tới Trung ương phải giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Cũng vì lẽ đó, cho nên vào giờ phút Bác sắp ra đi, Bộ Chính trị sắp hàng xung quanh giường bệnh của Bác, khoác tay nhau hát bài kết đoàn trong nước mắt để Bác nghe, để Bác yên lòng. Đoàn kết là một truyền thống thiêng liêng, đoàn kết là cả một triết lý của Bác, đoàn kết chính là sức mạnh để Đảng ta, dân tộc ta, nhà nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, càng khó khăn càng phải đoàn kết. Đây là điều chúng ta nhận được từ chỉ dẫn của Người.
Đặc biệt hơn nữa trong bản di chúc này ta nhận thấy, đoạn viết về Đảng cầm quyền chỉ có mấy dòng thôi mà bốn lần bác nhắc đến chữ “thật” và “thật sự’. Chỉ trong một đoạn Di chúc ngắn chỉ có 57 từ, mà Bác Hồ dùng đến bốn chữ “thật”. Đây không phải là sự ngẫu nhiên mà đó chính là sự suy ngẫm, trăn trở của Người trong việc đề ra các tiêu chí cụ thể để xây dựng một Đảng trong sạch, vững mạnh đó là đạo đức cách mạng. Phải chăng ý của Người muốn nói là Đảng ta là một đảng cầm quyền phải thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân, thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí, công vô tư, thật sự đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đó cũng là giặc nội xâm, giặc ở trong lòng. Người cảnh báo, răn dạy chúng ta một việc đó là không được chủ quan, dù có thể thắng được giặc ngoại xâm nhưng biết đâu lại thất bại, đầu hàng, gục ngã trước giặc nội xâm, nhất là khi đã ở vào vị thế cầm quyền. Những điều này vẫn nóng bỏng, nhức nhối đến tận hiện nay.
Bản di chúc này Bác còn cho chúng ta thấy tầm tư tưởng vĩ đại của Người. Bởi vì trong di chúc của Bác còn có cả định nghĩa về Chủ nghĩa xã hội mà bao nhiêu mùa xuân đã qua đi từ khi Bác mất chúng ta cũng chỉ đọc thoáng qua mà không để ý. Lời cuối cùng trong di chúc ta có ngờ đâu chính là định nghĩa về chủ nghĩa xã hội: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” Đây chính là định nghĩa về chủ nghĩa xã hội mà cương lĩnh của Đảng ta lấy nguyên văn tư tưởng này,nhất là hệ mục tiêu của đổi mới làm định nghĩa về đặc chưng tổng quát như chúng ta đã từng học đó là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây chính là đặc trưng tổng quát chủ nghĩa xã hội Việt Nam theo di chúc, theo tư tưởng Hồ chí Minh.
Có một điều càng làm chúng ta nhớ Bác, càng làm chúng ta thương Bác nhiều hơn. Đó là ở đời, sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của muôn đời không ai tránh được. Sinh có hạn, tử bất kỳ, riêng với Bác của chúng ta dường như là một ngoại lệ. Bác biết cả giới hạn sự sống, cho nên Bác cũng linh cảm thấy sự ra đi vì vậy dành 5 năm để viết di chúc, không có ai trên đời này viết có một nghìn từ mà lâu đến như thế. Không chỉ vậy, Bác còn lấy ngày sinh nhật của mặt trật Việt Minh làm ngày sinh nhật của mình.Cả cuộc đời Người hết lòng phấn đẩu vì Đảng vì dân, ngay cả những lời cuối cùng để lại Người cũng chỉ dành 79 cho riêng mình. 79 chữ di chúc về việc riêng cho ta tình cảm ấm áp, thương mến, tin tưởng vào con đường mà Đảng, Bác và nhân dân ta đã lựa chọn.
Bác Hồ ra đi đã 48 năm nhưng Người luôn luôn dẫn dắt chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy có Người ở bên cạnh. Bởi vì chúng ta vẫn đi theo con đường của Người, tiếp tục trong sự nghiệp phát triển đất nước.
0
0
(•‿•)
08/07/2019 08:32:43
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện có giá trị vô cùng to lớn đối với quá trình cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ta trên nhiều phương diện, nó vạch ra phương hướng cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai, đặc biệt là quan hệ với các Đảng Cộng sản anh em, các nước xã hội chủ nghĩa. Ở vấn đề này, khi hệ thống chủ nghĩa xã hội có nhiều biến đổi, nhất là những diễn biến phức tạp trong khu vực và thế giới gần đây càng cho chúng ta thấy Di chúc của Người có ý nghĩa thời sự sâu sắc.
Di chúc vừa là văn kiện của một nhà chính trị lớn, lãnh tụ cao nhất của Đảng và dân tộc, người đã sáng tạo ra thời đại mới, “thời đại Hồ Chí Minh”, thời đại của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam; vừa là tác phẩm nghệ thuật tầm cỡ của một nhà văn hoá lớn. Đây là sự phản ánh thống nhất, cô đọng nhất về toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phẩm chất đạo đức sáng ngời suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc và nhân dân của người chiến sĩ cộng sản kiệt xuất; thể hiện mong muốn cuối cùng của Người.
Di chúc thể hiện cô đọng và sâu sắc những tư tưởng đổi mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Người đã căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta những việc to lớn, hệ trọng, cần làm sau khi đất nước thống nhất.
45 năm qua, Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nguồn cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua thử thách, giành những thắng lợi vẻ vang, đưa cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một dịp để chúng ta tiếp tục ôn lại lời căn dặn tâm huyết cuối cùng của Lãnh tụ kính yêu, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới trước lúc đi xa.
Với tất cả tình cảm kính yêu vô hạn và niềm tin tuyệt đối vào lời căn dặn của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi Di chúc thiêng liêng và con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×