Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài Viếng Lăng Bác (Viễn Phương)

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
51.123
152
74
Ho Thi Thuy
30/04/2017 19:24:20
Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
226
50
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
30/04/2017 19:33:43
 "Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây 
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này." 
Khổ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác thể hiện nỗi lòng của người con miền Nam đối với vị chủ tịch vĩ đại của đất nước. Động từ " thương trào" đã thể hiện rất sâu sắc nỗi lòng đó. Đây là một động từ mạnh, diễn tả cảm xúc mãnh liệt, là " trào" chứ không phải là " rưng rưng" hay " ngậm ngùi", là niềm thương cảm sâu sắc, là nỗi xót xa, đau đớn khi phải rời xa Bác trong lòng người con miền nam. Điệp từ " Muốn làm" được lặp lại 3 lần đã cho thấy niềm khát khao được ở bên Bác, được hóa thân vào những vật nhỏ bé nhưng vô cùng thân thương luôn luôn gần bên Bác. Người con miền Nam khao khát thành" con chim", thành "bông hoa" để dâng tiếng hót, sắc hương lên Bác. Đặc biệt là hình ảnh " cây tre trung hiếu", cho thấy ước vọng của người con miền Nam muốn được bên Bác, giống Bác, cống hiến tất cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của quốc gia, dân tộc. Ước vọng này không chỉ của riêng tác giả mà còn là của tất cả mọi người dân Việt Nam.
43
52
Kami Nguyễn
03/04/2018 21:02:21
Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.
55
28
Nguyễn Tấn Hiếu
24/05/2018 20:42:14

Khổ cuối của bài thơ thể hiện sự thương nhớ và tâm nguyện của nhà thơ sau khi viếng Bác và trở về miền Nam để tiếp tục dựng xây, bảo vệ đất nước, bảo vệ miền Nam kiên cường, máu lửa của tổ quốc.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Khi phải rời miền Bắc, rời lăng Bác nhà thơ đã không thể nào kìm được lòng mình nữa, tuôn trào nước mắt. Những khổ thơ ở trên đã diễn tả cảm xúc mãnh liệt nhưng nhà thơ vẫn cố kìm giữ trong đến khổ thơ cuối thì cảm xúc của nhà thơ đã tuôn theo dòng nước mắt tuôn rơi. Từ ngữ biểu cảm đã bộc lộ được nỗi xúc động trào dâng lên tới đỉnh điểm.

Từ cái nỗi xúc động đó tác giả thể hiện ước nguyện của mình:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Điệp ngữ “muốn làm” khiến cho nhịp thơ nhanh, dồn dập, giúp tác giả thể hiện được khát vọng mãnh liệt của mình. Khát vọng đó được bộc lộ qua những hình ảnh thơ vừa đẹp vừa gợi cảm “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu” tất cả để làm đẹp cho nơi Bác nằm, cũng như tác giả muốn dâng lên Bác những gì tinh hoa nhất của mình để Bác bình yên, thanh thản trong giấc ngủ ngàn thu.

Các từ “đâu đây”, “trong lăng”, “chốn này” càng nhấn mạnh thêm cái ước mơ của tác giả được ở mãi bên Bác, lưu luyến không muốn rời. Sự khát khao này của nhà thơ cũng là khát khao chung của rất nhiều người, bởi vì

“ Ta bên người, người tỏa sáng bên ta,

Ta bỗng lớn ở bên người một chút”

Viễn Phương cũng cảm nhận được điều đó khi được ở bên Bác Hồ. Ấn tượng nhất trong khổ cuối là hình ảnh “cây tre trung hiếu”, cây tre này khiến cho chúng ta nhớ lại hình ảnh “hàng tre” ở đầu bài thơ. Hai hình ảnh “hàng tre” và “cây tre trung hiếu” đã làm nên kết cấu đầu cuối tương ứng rất chặt chẽ. Nếu như mỗi người là một cây tre trung hiếu thì cả dân tộc sẽ là hàng tre trung hiếu với Bác. Tác giả nhắc lại một lần nữa hình ảnh “cây tre” để nhấn mạnh tình cảm gắn bó, trung thành với Bác, nguyện suốt đời thực hiện lý tưởng của người và đây cũng chính là ước nguyện của cả dân tộc.

Theo bước chân của nhà thơ Viễn Phương từ khi đến lăng cho tới khi ra về chúng ta nhận ra được dòng cảm xúc của nhà thơ thể hiện một cách liền mạch và cnagf lúc càng phát triển. Nỗi đau cứ được dâng cao và đến khổ cuối thì dâng lên tới đỉnh điểm, nỗi đau ấy cũng chính là tiếng lòng của tất cả người dân Việt Nam.

Tác giả chưa bao giờ có ước muốn sẽ làm điều gì đó cao cả, kỳ vĩ mà chỉ là “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” mà thôi, đó là những hình ảnh vô cùng nhỏ bé, bình dị nhưng đó là tất cả những gì tác giả muốn, miễn sao được ở bên Bác.

Với hình ảnh “cây tre” ở khổ 1 là hình ảnh bất khuất, kiên cường thì đến khổ thơ cuối này hình ảnh “cây tre trung hiếu chốn này” là hình ảnh nghệ thuật nhân hóa, đó là tấm lòng thành kính, trung thành của tác giả dâng lên Bác, hay nói rộng ra đó là tình cảm của toàn dân tộc kính dâng lên người.

Nếu như ở mấy khổ trên địa từ nhân xưng, chủ thể nói tới là tác giả, là “con” thì ở khổ cuối chủ thể đó bị ẩn đi, không phải tác giả không nhắc tới nữa mà lúc này chủ thể là tất cả người con Việt Nam chứ không riêng gì tác giả nữa. Khổ cuối khép lại đó là cảm giác chia tay, xa cách về không gian địa lý, thời gian nhưng nó lại gần gữi trong ý chí và tình cảm, lòng trung hiếu

Bài thơ “viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và xúc động của nhà thơ khi được vào viếng lăng Bác. Bài thơ có giọng điệu trang trọng, nhiều hình ảnh ẩn dụ và gợi cảm, ngôn ngữ giản dị mà cô đúc. Bài thơ chính là tâm tình, là lời tri ân, sự biết ơn của con dân gửi tới vị cha già kính yêu của dân tộc, cả đời gắn bó, sát cánh, hy sinh cho sự nghiệp của cả dân tộc.

40
13
HHT Vlogs
12/03/2019 06:16:19
"Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ"
Trải qua muôn trùng khó khăn, vất vả, Bác Hồ đã đem lại cho chúng ta - những con người Việt Nam hòa bình ngày hôm nay, để lại trong tim chúng ta bao nhiêu là nỗi nhớ, mong về Bác.
Với những hình ảnh về Bác, Với lòng thành kính, Viễn Phương - một nhà văn thấu hiểu người nông dân, đã viết lên bài thơ này.
Cảm xúc của tác giả chỉ được ông bộc lộ rõ nét ở khổ thơ cuối:
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tảo hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
Mai về Nam, dẫu có đi đâu xa, miền Nam vẫn là nhà, ông vẫn biết phải trở về miền Nam để bao vệ và xây dựng đất nước nhưng ông không thể dối lòng rằng ông không muốn xa lăng Bác. "Thương trào nước mắt", là cảm xúc của một đứa con khi phải rời xa Cha của mình. Chỉ muốn làm một chú chim ngày ngày hot quanh lăng Bác, chỉ muốn làm một đóa hoa tỏa hương thơm ngát quang lăng, và cho dù có ra sao thì ông vẫn muốn làm cây tre trung hiếu, chung thủy với Bác, với Đất nước Việt Nam này. Điệp ngữ "muốn làm" thể hiện ao ước được ở bên Bác ngày ngày của tác giả cũng như bất kì ai đã, đang và sẽ, đến thăm lăng Bác. Ní cứ như một nốt nhạc, dồn dập mà tha thiết. Bài thơ cứ ngỡ là một sự xa cách đơn côi, nhưng Bác mãi mãi ở trong lòng mỗi chúng ta, là điểm tựa, ánh sáng cuộc đời ta.
11
7
NoName.478370
14/05/2019 20:09:46
Khổ cuối của bài thơ thể hiện sự thương nhớ và tâm nguyện của nhà thơ sau khi viếng Bác và trở về miền Nam để tiếp tục dựng xây, bảo vệ đất nước, bảo vệ miền Nam kiên cường, máu lửa của tổ quốc.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Khi phải rời miền Bắc, rời lăng Bác nhà thơ đã không thể nào kìm được lòng mình nữa, tuôn trào nước mắt. Những khổ thơ ở trên đã diễn tả cảm xúc mãnh liệt nhưng nhà thơ vẫn cố kìm giữ trong đến khổ thơ cuối thì cảm xúc của nhà thơ đã tuôn theo dòng nước mắt tuôn rơi. Từ ngữ biểu cảm đã bộc lộ được nỗi xúc động trào dâng lên tới đỉnh điểm.
Từ cái nỗi xúc động đó tác giả thể hiện ước nguyện của mình:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Điệp ngữ “muốn làm” khiến cho nhịp thơ nhanh, dồn dập, giúp tác giả thể hiện được khát vọng mãnh liệt của mình. Khát vọng đó được bộc lộ qua những hình ảnh thơ vừa đẹp vừa gợi cảm “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu” tất cả để làm đẹp cho nơi Bác nằm, cũng như tác giả muốn dâng lên Bác những gì tinh hoa nhất của mình để Bác bình yên, thanh thản trong giấc ngủ ngàn thu.
Các từ “đâu đây”, “trong lăng”, “chốn này” càng nhấn mạnh thêm cái ước mơ của tác giả được ở mãi bên Bác, lưu luyến không muốn rời. Sự khát khao này của nhà thơ cũng là khát khao chung của rất nhiều người, bởi vì
“ Ta bên người, người tỏa sáng bên ta,
Ta bỗng lớn ở bên người một chút”
Viễn Phương cũng cảm nhận được điều đó khi được ở bên Bác Hồ. Ấn tượng nhất trong khổ cuối là hình ảnh “cây tre trung hiếu”, cây tre này khiến cho chúng ta nhớ lại hình ảnh “hàng tre” ở đầu bài thơ. Hai hình ảnh “hàng tre” và “cây tre trung hiếu” đã làm nên kết cấu đầu cuối tương ứng rất chặt chẽ. Nếu như mỗi người là một cây tre trung hiếu thì cả dân tộc sẽ là hàng tre trung hiếu với Bác. Tác giả nhắc lại một lần nữa hình ảnh “cây tre” để nhấn mạnh tình cảm gắn bó, trung thành với Bác, nguyện suốt đời thực hiện lý tưởng của người và đây cũng chính là ước nguyện của cả dân tộc.
Theo bước chân của nhà thơ Viễn Phương từ khi đến lăng cho tới khi ra về chúng ta nhận ra được dòng cảm xúc của nhà thơ thể hiện một cách liền mạch và cnagf lúc càng phát triển. Nỗi đau cứ được dâng cao và đến khổ cuối thì dâng lên tới đỉnh điểm, nỗi đau ấy cũng chính là tiếng lòng của tất cả người dân Việt Nam.
Tác giả chưa bao giờ có ước muốn sẽ làm điều gì đó cao cả, kỳ vĩ mà chỉ là “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” mà thôi, đó là những hình ảnh vô cùng nhỏ bé, bình dị nhưng đó là tất cả những gì tác giả muốn, miễn sao được ở bên Bác.
Với hình ảnh “cây tre” ở khổ 1 là hình ảnh bất khuất, kiên cường thì đến khổ thơ cuối này hình ảnh “cây tre trung hiếu chốn này” là hình ảnh nghệ thuật nhân hóa, đó là tấm lòng thành kính, trung thành của tác giả dâng lên Bác, hay nói rộng ra đó là tình cảm của toàn dân tộc kính dâng lên người.
Nếu như ở mấy khổ trên địa từ nhân xưng, chủ thể nói tới là tác giả, là “con” thì ở khổ cuối chủ thể đó bị ẩn đi, không phải tác giả không nhắc tới nữa mà lúc này chủ thể là tất cả người con Việt Nam chứ không riêng gì tác giả nữa. Khổ cuối khép lại đó là cảm giác chia tay, xa cách về không gian địa lý, thời gian nhưng nó lại gần gữi trong ý chí và tình cảm, lòng trung hiếu
Bài thơ “viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và xúc động của nhà thơ khi được vào viếng lăng Bác. Bài thơ có giọng điệu trang trọng, nhiều hình ảnh ẩn dụ và gợi cảm, ngôn ngữ giản dị mà cô đúc. Bài thơ chính là tâm tình, là lời tri ân, sự biết ơn của con dân gửi tới vị cha già kính yêu của dân tộc, cả đời gắn bó, sát cánh, hy sinh cho sự nghiệp của cả dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×