Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương

Mình cần gấp lắm !!! ths bn
2 trả lời
Hỏi chi tiết
24.019
56
28
Đặng Quỳnh Trang
23/06/2017 18:43:33
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch.

Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.

Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?

Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ.

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách. Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
50
22
Huyền Thu
23/06/2017 18:47:18
I – Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua tác phẩm "Chuyện..." từ đó ta thấy nhân vật Vũ Nương đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam).
II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình. 
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… (Dẫn chứng: mình k nhớ rõ nhưng có đoạn mẹ chồng mất, VN lo ma chay tế lễ...., còn đoạn Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi.... gì đấy mình nhớ đc tưng đây là thể hiện tình yêu chung thủy với chồng, còn dẫn chứng thương con là: phải nói giả rằng cái bóng là cha của Đản, lo cho hp gia đình là khi chồng đi lính thì thay chồng chăm lo mọi chuyện ở gia đình)
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Llà đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Bài này mình cũng sưu tầm nhưng mình đã đọc qua và chỉnh sửa thêm thắt vào, bạn làm đc ý nào thì làm nhé.
 
Bao anh Trịnh Lê
Đỉnh quá chị ơi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư