1. Đối với ao nuôi tôm
Trước khi bắt đầu vụ nuôi mới, bà con cần thực hiện cải tạo ao nuôi hợp lý, vệ sinh ao hồ, bón vôi diệt tạp,… Bên cạnh đó, cần xử lý nước thật kỹ trước khi thả nuôi bằng cách chọn nguồn nước không bị ô nhiễm (không phát sáng, nhiều váng bọt, không dịch bệnh,…) và cho vào ao lắng có sử dụng lưới lọc để ngăn bùn, phù sa, giáp xác và một số vi sinh vật có hại,… Giữ nước từ 3-5 ngày, sau đó sử dụng thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh, gây màu nước và tiến hành cấy chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giai đoạn đầu.
2. Đối với ao nuôi cá
Có rất nhiều phương pháp giúp bà con xử lý nước ao nuôi cá hiệu quả, ví dụ phương pháp Purolite tốc độ cao có khả năng xử lý các chất ô nhiễm lơ lửng hay hòa tan trong nước lắng xuống đáy ao và loại ra ngoài, hay phương pháp xử lý lọc nước thải qua khu đất ngập nước chảy ngầm kiến tạo,…
3. Bổ sung chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Bên cạnh những kỹ thuật cải tạo ao nuôi trước mùa vụ, các chế phẩm sinh học giữ vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nước ao nuôi và sức khỏe của tôm cá nuôi. Theo đó, khi bà con bổ sung các chế phẩm sinh học vào ao nuôi sẽ tạo điều kiện cho những vi sinh vật có lợi phát triển, cạnh tranh và tiêu diệt vi khuẩn có hại, tảo gây bệnh,… Qua đó, giúp:
- Phân hủy các chất hữu cơ tích tụ trong nước ao nuôi.
- Các vi sinh vật có lợi sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp tôm cá tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tăng cường sức đề kháng chống chịu với bệnh tật,…
- Cạnh tranh môi trường sống với các loài tảo gây hại và vi khuẩn gây bệnh;
- Giúp ổn định độ pH của nước, tảo có lợi phát triển giúp ổn định màu nước và tăng nồng độ oxy hòa tan trong nước;