Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cần tìm đề thi ngữ văn hết học kì I lớp 9 năm nay

Cho mình xin đề thi ngữ văn lớp 9 năm nay của các bạn với ạ
Có gì để mik tham khảo =))
5 trả lời
Hỏi chi tiết
2.067
5
2
Deano
25/12/2017 21:00:38
Phần I Tiếng việt: (2,0 điểm) Khoanh tròn các đáp án em cho là đúng:
Câu 1: Các thành ngữ: “nửa úp nửa mở, nói nước đôi” liên quan đến phương chõm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Câu 2: Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ta không cần lưu ý điều gì:
A. Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
B. Có thể thêm “rằng” hoặc ‘là” trước lời dẫn
C. Có thể lược bỏ 1số từ ngữ không cần thiết
D. Không cần lược bỏ từ ngữ nào
Câu 3: Các cụm từ sau cụm từ nào không phải là điển tích điển cố:
A. Núi Vọng phu. B. Cỏ Ngu mĩ. C. Lòng chim dạ cá. D. Ngọc Mị Nương.
Câu 4: Khi giao tiếp phải tuân thủ mấy phương châm hội thoại?
A. Một B. Hai C. Bốn D. Năm
Câu 5: Từ 'đầu' trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu bạc răng long.
B. Đầu súng trăng treo.
C. Đầu non cuối bể.
D. Đầu sóng ngọn gió.
Câu 6: Trong các từ sau từ nào là từ láy?
A. Tươi tốt B. Rổ rá C. Lao xao D. Bọt bèo
Câu 7: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc?
A. Mỡ để miệng mèo
B. Nuôi ong tay áo
C. Ếch ngồi đáy giếng
D. Cháy nhà ra mặt chuột
Câu 8: Thành ngữ “ăn ốc nói mò” mang nét nghĩa nào trong những nét nghĩa sau:
A. Nói nhảm nhí vu vơ
B. Nói hồ đồ không có căn cứ
C. Nói bịa đặt vu khống
D. Nói ba hoa khoác lác
Phần II: Đọc hiểu văn bản (3đ)
Cho đoạn văn :“Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm, biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em thấy là nơi nương tựa an toàn thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hôi tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.”
(Theo SGK Ngữ văn 9 học kì I -NXB GD Việt Nam)
1/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc phần nào của văn bản?
2/ Đoạn văn có câu “Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hôi tự do”. Theo em hiểu “một cuộc sống có trách nhiệm” của trẻ em là gì ?
3/ Nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc và bảo vệ trẻ em Đảng, nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm bằng những việc làm nào? (kể 2-3 việc làm cụ thể).
4/ Từ những nhiệm vụ đặt ra cho mọi người trong đoạn văn. Liên hệ với bản thân em, nếu chứng kiến ở đâu đó trong cuộc sống những hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em, lúc ấy em sẽ làm gì?
Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm) Giới thiệu về chiếc quạt giấy - một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Văn THCS Trực Đạo 2017
Phần I Tiếng việt: (2,0đ)
* Yêu cầu: HS chỉ đúng các đáp án sau.
Mỗi đáp án đúng đạt 0,25 điểm sai không cho điểm:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
D
D
C
D
A
C
B
A
II. Đọc – Hiểu văn bản (3 đ)
1/ Đoạn văn trích trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền đựợc bảo vệ và phát triển của trẻ em.” (0,25 đ)
Đoạn văn thuộc phần cuối của văn bản (phần nhiệm vụ). (0,25 đ)
2/ Em hiểu “một cuộc sống có trách nhiệm” của trẻ em là:
Trẻ em tự ý thức được các suy nghĩ, hành động, việc làm của mình một cách đúng đắn theo chuẩn mực đạo đức xã hội. Biết tự điều chỉnh bản thân, biết yêu thương chia sẻ… với người khác, không chỉ sống cho riêng mình mà còn cho gia đình, xã hội. (0,5đ)
3/ Những việc làm của Đảng, nhà nước ta:
xây dựng những nhà văn hóa thiếu nhi, những làng trẻ S0S, những trường học, bệnh viện nhi, tổ chức cho trẻ vui tết trung thu hàng năm, vui ngày quốc tế 1/6….(0,5đ)
4/ Bản thân em nếu chứng kiến đâu đó trong cuộc sống những hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em, lúc ấy em sẽ:
  • Lên tiếng đấu tranh, giải thích cho họ hiểu đó là hành vi vi phạm quyền trẻ em (0,5đ)
  • Gọi những người xung quanh đến can thiệp. (0,5đ)
  • Tìm cách báo cho chính quyền địa phương gần nhất. (0,5đ)
-> Học sinh có thể có cách xử lí phù hợp vẫn cho điểm .
Phần III. Tập làm văn: ( 5,0 điểm)
Yêu cầu chung: (0,5 điểm)
  • Bài văn phải bám sát thể loại thuyết minh.
  • Biết kết hợp sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả phù hợp, sinh động.
  • Văn phong diễn đạt trôi chảy, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc.
Yêu cầu cụ thể: HS cần đảm bảo được các ý sau:
a) Mở bài: giới thiệu rõ vai trò, ý nghĩa của cái quạt giấy trong đời sống người Việt Nam. (0,25 điểm)
b) Thân bài: Lần lượt giới thiệu các nội dung: nguồn gốc, họ hàng, đặc điểm cấu tạo, công dụng và giá trị sử dụng của quạt giấy.
Cụ thể:
- Nguồn gốc: Có lẽ quạt giấy xuất hiện từ rất xa xưa khi con người không chỉ có nhu cầu làm mát mà còn làm duyên, làm dáng. Nó vừa gọn nhẹ vừa đòi hỏi bàn tay người thợ thủ công khéo léo chứ không quá đơn giản như quạt lá, quạt mo. (0,5 điểm)
- Chủng loại: Quạt giấy cũng có nhiều loại, phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Thông dụng nhất là quạt giấy dành cho các bà các mẹ đi chợ, đi làm, hay lên chùa cúng phật; quạt thóc, quạt lúa cho bà con nông dân mỗi độ mùa màng. Bên cạnh đó còn có cả quạt giấy dành cho công tử cô nương con nhà giàu; quạt dành cho biểu diễn nghệ thuật; quạt dành để trang trí phòng khách... .(0,5 điểm)
- Cấu tạo thông thường quạt giấy gồm hai phần:
+ Phần nan: (Phần khung) Thường làm bằng nứa hoặc tre chẻ mỏng, vót nhẵn. Thông thường mỗi chiếc quạt giấy có 15->17 nan quạt (dẻ quạt), hai nan ngoài cùng gọi là nan cái to và chắc chắn hơn. Trung bình nan quạt dài từ 25->30 cm một đầu được gắn với nhau bằng đinh vít giúp quạt xoè ra hình bán nguyệt hoặc gấp lại dễ dàng. (0,5 điểm)
+ Phần giấy: là phần quan trọng tạo nên giá trị của quạt; gồm hai lớp giấy dính với nhau thông qua lớp hồ dán, đồng thời ôm khít phần nan ở giữa. Người ta thường chọn loại giấy vừa bóng, đẹp vừa bền dai. trên bề mặt in đủ các hình ảnh đẹp mắt như phong cảnh quê hương hay bài thơ trữ tình hoặc những hình rồng phượng... sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngày nay quạt giấy còn được cách tân làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như vải lụa, von mềm hoặc làm bằng gỗ ép,nhựa cao cấp với đủ mầ sắc sặc sỡ, diêm dúa khác nhau. (1 điểm)
- Giá trị sử dụng: Quạt sinh ra chủ yếu để làm mát cho con người, thế nhưng giá trị của nó lại rất lớn. Nó được coi là đồ vật vừa tiện ích, vừa gọn nhẹ, đồng hành cùng con người trong những ngày nắng nóng. Con người đi bất cứ nơi đâu quạt cũng đi theo làm bạn, giúp con người vơi đi bao vất vả mệt nhọc, đỡ đần con người quạt thóc rê lúa được sạch hơn. Quạt còn là đồ vật làm duyên cho các cô thôn nữ, tôn thêm vẻ đẹp cao sang quí phái cho các công tử cô nương con nhà quyền quí. Quạt còn giúp cho các điệu múa thêm nhịp nhàng uyển chuyển, tôn thêm vẻ thâm trầm cổ kính cho phòng khách. Quạt còn dùng làm vật lưu niệm làm quà tặng nhau mỗi khi con người đi xa,về gần. (1điểm)
- Bảo quản quạt dễ dàng, đơn giản. Khi sử dụng cần nhẹ nhàng, tránh làm rách giấy hoặc gãy nan quạt, sử dụng xong gấp lại cẩn thận, cất nơi khô ráo để quạt dùng được bền lâu. (0,5 điểm)
c) Kết luận: Nhấn mạnh giá trị, sự tiên ích của quạt giấy trong cuộc sống hiện tại. (0,25 điểm)
Cách cho điểm:
- Điểm 4, đến 4,5: Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên, rõ bố cục mạch lạc, đủ ý, sâu sắc, có sự kết hợp yếu tố miêu tả và sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lí, lời văn trong sáng, không mắc lỗi thông thường.
- Điểm 3,0 đến 3,5: Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên, rõ bố cục mạch lạc, tương đối đủ ý, đã có sự kết hợp yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật hợp lí, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng.
- Điểm 2,0 đến 2,5: Bài văn đảm bảo khá đủ các yêu cầu trên, bố cục khá mạch lạc, tương đối đủ ý, đã sử dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật, diễn đạt còn lủng củng, sai không quá 5 lỗi thông thường.
- Điểm 1,0 đến 1,5: Bài viết còn sơ sài, bố cục chưa rõ, các ý tương đối đủ, diễn đạt còn nhiều lủng củng.
- Điểm 0,5 đến 1: Bài viết quá sơ sài, thiếu nhiều ý, diễn đạt lủng củng nhiều.
- Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
* Lưu ý: GV có thể tham khảo bài viết thực tế của HS để cho điểm sao cho phù hợp.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
25/12/2017 21:01:21
Câu 1 (2.5 điểm)
a, Nhớ và chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy
b, Xác định từ láy và biện pháp tu từ có trong khổ thơ vừa chép.
c, Qua bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu)
Câu 2 (1.5 điểm)
a, Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
- Nói băm nói bổ.
- Nửa úp nửa mở.
b, Sau khi học xong các phương châm hội thoại, khi giao tiếp em cần chú ý những gì?
Câu 3 (1.0 điểm)
Cho các câu sau:
a, Em có chân trong đội tuyển bóng đá của nhà trường.
b,
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Xác định phương thức chuyển nghĩa của từ chân trong các câu trên.
Câu 4 (5.0 điểm)
Thay lời nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân, hãy kể lại sự việc từ khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi nghe được tin làng cải chính.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1: (2.5 điểm)
a, Học sinh nhớ và viết lại chính xác khổ thơ cuối của bài thơ (0.5 điểm)
b, Xác định đúng từ láy: Vành vạnh, phăng phắc (0.5 điểm).
  • Xác định: Ẩn dụ: Trăng cứ tròn vành vạnh. Nhân hóa: Ánh trăng im phăng phắc (0.5 điểm).
c, Viết đúng hình thức 1 đoạn văn từ 6 đến 8 câu, các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ
  • Nội dung:
    • Nêu được thái độ sống: Uống nước nhớ nguồn: Nhớ ơn cội nguồn, cha mẹ, thầy cô, sống ân nghĩa thủy chung, sống có trước có sau không được quên đi quá khứ. (0.5 điểm)
    • Bằng các việc làm, hành động cụ thể để thể hiện truyền thống nhớ ơn: chăm ngoan, học giỏi, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô.Tri ân, tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sĩ: Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng, dọn dẹp đài tưởng niệm liệt sĩ (0.5 điểm)
Câu 2: (1.5 điểm)
a, Giải nghĩa các thành ngữ và nêu phương châm hội thoại có liên quan.
  • Nói băm nói bổ: Nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo
  • Phương châm lịch sự. (0.5 điểm)
  • Nửa úp nửa mở: Nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết
  • Phương châm cách thức. (0.5 điểm)
b, Khi giao tiếp cần chú ý: Nói đúng vào đề tài giao tiếp, nói ngắn gọn, rành mạch, tế nhị và tôn trọng người khác (0.5 điểm)
Câu 3: (1.0 điểm)
a, Từ chân (có chân trong đội tuyển): Chuyển theo phương thức hoán dụ.
b, Từ chân (chân mây): Chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Câu 4: (5.0 điểm)
1. Yêu cầu:
  • Hình thức: Thể loại văn tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả nội tâm với các hình thức độc thoại, đối thoại; bố cục gồm 3 phần, trình bày mạch lạc, vận dụng ngôi kể thứ nhất.
  • Nội dung:
a/ Mở bài: Giới thiệu bản thân mình là ông Hai, khái quát chung được tâm trạng của ông Hai
b/ Thân bài:
  • Kể lại diễn biến tâm trạng của ông Hai theo trình tự: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông: Sững sờ, ngạc nhiên, sau đó đau đớn, tủi hổ. Cử chỉ: Cười nhạt thếch bước đi trong sự trốn tránh xấu hổ và nhục nhã.
  • Về nhà ông nằm vật ra giường, nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người. Khi nói chuyện với vợ thì gắt gỏng, bực bội vô cớ.
  • Tâm trạng mấy ngày sau đó không dám ra khỏi nhà, lo lắng thường xuyên.
  • Tâm trạng khi nghe tin làng cải chính: Vui mừng, phấn khởi, tự hào. Hành động vui vẻ chia quà cho các con, đi khoe tin làng chợ Dầu không theo giặc.
c/ Kết bài: Khái quát về tâm trạng, tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước của ông Hai..
2. Biểu điểm:
  • Điểm 4,0 - 5,0: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên, biết kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận một cách linh hoạt, chữ viết sạch sẽ, không mắc các lỗi: Dùng từ, đặt câu, chính tả.
  • Điểm 3,0 - 3.75: Đảm bảo các yêu cầu trên. Kết hợp các yếu tố tương đối linh hoạt, còn sai một số lỗi nhỏ về dùng từ, diễn đạt, chính tả.
  • Điểm 1,0 - 2,75: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên song sắp xếp một số ý còn lộn xộn; trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi câu, diễn đạt.
  • Điểm dưới 1,0: Bài viết chưa đảm bảo các yêu cầu trên hoặc lạc đề.
* Chú ý: Trên đây là những gợi ý chính, khi chấm bài giáo viên căn cứ vào thực tế bài viết của học sinh để vận dụng cho điểm linh hoạt.
ĐỀ SỐ 2
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNHKIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2016 – 2017
Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (4.5 điểm):
Câu 1: Chép chính xác khổ cuối bài thơ "Ánh trăng" (Ngữ văn 9, tập một)
Câu 2: Bài thơ "Ánh trăng" là sáng tác của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ này?
Câu 3: Chỉ ra các từ láy trong khổ thơ trên. Những từ láy đó cho ta cảm nhận gì về vẻ đẹp của vầng trăng?
Câu 4: Với khổ thơ trên, tác giả đã cho ta thấy ánh trăng chính là biểu tượng của ánh nhìn vị tha từ quá khứ không hề đòi hỏi một sự đáp đền, chính điều đó khiến con người giật mình thức tỉnh. Từ hình ảnh mang tính biểu tượng này, em hãy viết một đoạn văn, khoảng nửa trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống hôm nay.
Phần II (4.5 điểm): Đọc đoạn văn sau:
"Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thấy mấy lị con u.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy..."
("Làng" – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một)
Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại? Hãy giải thích rõ.
Câu 2: Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" mà không phải là "Làng Chợ Dầu"? Điều này có ý nghĩa gì?
Câu 3: Qua những lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, ta thấy được tình cảm sâu nặng, chân thành của ông đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Bằng một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp, khoảng 12 câu, phân tích đoạn trích trên để làm rõ điều đó. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích).
Phần III (1.0 điểm):
Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa"? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Phần I (4.5 điểm)
Câu 1
Chép chính xác khổ thơ, có dấu chấm kết thúc. (Nếu không có dấu chấm, trừ 0.25 điểm)
Câu 2
  • Tác giả: Nguyễn Duy
  • Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, ba năm sau khi đất nước thống nhất, khi đó Nguyễn Duy đang sống và công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 3
  • Từ láy: Vành vạnh, phăng phắc.
  • Giá trị biểu cảm của các từ láy:
    • Cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tròn đầy, viên mãn của vầng trăng;
    • Đồng thời nhấn mạnh sự bất biến, vĩnh hằng, sự bao dung, độ lượng của thiên nhiên, của quá khứ ân tình.
Câu 4
* Hình thức: Đúng đoạn văn, đủ dung lượng, không mắc lỗi chính tả. (0.25 điểm)
* Nội dung:
a. Thế nào là lòng vị tha? (0.5 điểm)
  • Lòng vị tha luôn tồn tại trong mỗi con người.
  • Vị tha chính là thái độ bao dung, độ lượng, là sự tha thứ... xuất phát từ lòng yêu thương, từ trái tim nhân hậu...
b. Biểu hiện: (0.5 điểm)
  • Biểu hiện cụ thể của lòng vị tha: sống vì người khác, không ích kỉ, hẹp hòi... (HS tự lấy ví dụ trong đời sống thực tế và các tác phẩm văn học).
c. Ý nghĩa: (0.5 điểm)
  • Lòng vị tha khiến người với người gần nhau hơn, biết yêu thương và sẻ chia, đoàn kết với nhau trong mọi hoàn cảnh để từ đó cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, nhân ái hơn.
  • Tuy nhiên, trong thực tế đời sống vẫn có không ít những kẻ ích kỉ, hẹp hòi, tham lam... -> Làm cuộc sống nặng nề, giảm bớt lòng tin yêu giữa người với người.
d. Liên hệ bản thân và rút ra bài học. (0.5 điểm)
* Diễn đạt: Lưu loát, mạch lạc. (0.25 điểm)
* Lưu ý: Đây là đoạn văn nghị luận xã hội có tính chất mở nên Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, khi chấm cần linh hoạt và tôn trọng những suy nghĩ chân thực của học sinh. Khuyến khích những bài viết có liên hệ thực tế tích cực.
Phần II (4.5 điểm)
Câu 1
  • Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại.
  • Tại vì: Đoạn trích có hai nhân vật tham gia vào cuộc thoại là ông Hai và thằng cu Húc. Trong đoạn có lời trao và lời đáp, được đánh dấu bằng các gạch đầu dòng ứng với mỗi lượt lời.
Câu 2
* Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" mà không phải là "Làng Chợ Dầu" vì:
  • "Làng Chợ Dầu" chỉ một địa danh cụ thể, là ngôi làng của nhân vật ông Hai trong truyện, nó chỉ có ý nghĩa hẹp.
  • Còn "Làng" có ý nghĩa khái quát chỉ làng xóm, quê hương nói chung.
  • Dụng ý của tác giả khi đặt tên truyện là "Làng" là muốn nói tới một vấn đề mang tính khái quát, phổ biến ở khắp các làng quê, ở mọi người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Bởi thế, nhan đề "Làng" sẽ có sức khái quát sâu rộng.
  • Nhan đề "Làng" còn góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của tất cả những người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
Câu 3
Viết đoạn văn:
a. Hình thức:
  • Kiểu đoạn tổng – phân – hợp, độ dài khoảng 12 câu. (0.5 điểm)
  • Sử dụng câu cảm thán (gạch chân, chú thích) (0.25 điểm)
  • Có lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích) (0.25 điểm)
b. Nội dung: Đoạn văn cần làm rõ các ý sau:
* Về nội dung:
  • Tâm trạng day dứt của ông Hai khi trò chuyện với con. Tâm sự với con, ông Hai muốn con khắc cốt ghi tâm về ngôi làng Chợ Dầu thân yêu. Dù biết rằng làng đã theo giặc, ông đã phải từ bỏ, nhưng trong sâu thẳm lòng mình, ông vẫn da diết nhớ làng... (0.75 điểm)
  • Nét chuyển biến mới của nhân vật: yêu làng, nhớ làng nhưng một lòng gắn bó, thủy chung với cách mạng và kháng chiến... (0.25 điểm)
* Về nghệ thuật:
  • Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế qua cuộc trò chuyện với con: Tâm lí của ông Hai rất nhớ làng, rất yêu nước,... (0.25 điểm)
  • Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, xây dựng tình huống tinh tế. (0.25 điểm)
Phần III (1.0 điểm)
HS nêu được suy nghĩ của mình trước lời cảnh báo của Mác-két qua văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", qua một số gợi ý sau:
  • Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu hủy mọi sự sống trên trái đất: phản tiến hóa, phản "lí trí tự nhiên" (ở đây hiểu "lí trí tự nhiên" là quy luật tự nhiên, lôgic tất yếu của tự nhiên),...
  • Nhận thức rõ tính chất phản tiến hóa, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân: Nếu nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hóa trở về sự xuất phát ban đầu, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa sự sống trong tự nhiên... -> Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức và hành động.
2
2
ღ Ice Sea ღ
25/12/2017 21:03:58
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: Đọc - hiểu (4.0 điểm)
Đọc phần trích sau rồi thực hiên yêu cầu bên dưới:
Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân..., cơn đau đẻ quặn lên trong chị... Chị bò phía bên dưới cầu.
... Chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lợt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu.
Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà nhìn thấy một đứa bé nhỏ xíu, đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.
Bà đem đứa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ mười hai, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo... và đặt lên mộ mẹ mình.
"Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả. -bà mẹ nuôi nghĩ. - Cậu sẽ lạnh cóng!". Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. bà mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?". Và cậu bé òa khóc.
(Tư liệu Ngữ văn 8, NXB Giáo dục, 2004, tr 68,69)
a. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong phần trích trên. (0.5 điểm)
b. Theo em, nhân vật cậu bé cởi bỏ hết quần áo đặt lên mộ mẹ mình để làm gì? (0.5 điểm)
c. Việc gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu của nhân vật người thiếu phụ và việc cởi quần áo... và đặt lên mộ mẹ mình của nhân vật cậu bé vì sao lại được xem là những việc làm rất cảm động? (1.0 điểm)
d. Từ nội dung của phần trích, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (2.0 điểm)
PHẦN II: Làm văn (16.0 điểm)
Câu 1. (4.0 điểm)
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr 200)
Viết đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày cảm nhận của em về tấm lòng của nhân vật anh Sáu đối với con.
Câu 2. (12.0 điểm)
Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của em về bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy), hãy làm sáng tỏ. Từ giá trị thức tỉnh được gợi lên trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về lẽ sống của mỗi người.
---------------------------------------------------Hết-------------------------------------------------------
Họ tên thí sinh:.................................................................SBD:......................................
4
0
2
2
Trịnh Quang Đức
25/12/2017 21:21:20

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm).
Viết phương án đúng vào bài thi.
Câu 1: Truyện Kiều (Nguyễn Du) có những giá trị nào về mặt nội dung?
A. Hiện thực và nhân đạo.  C. Nhân đạo và phê phán.
B. Hiện thực và nhân văn.  D. Châm biếm đả kích.
Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt)?
A. Chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường; ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn.
B. Xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú; âm hưởng khỏe khoắn, hào
hùng, lạc quan.
C. Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận; hình
ảnh sáng tạo.
D. Hình ảnh giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên kết hợp miêu tả.
Câu 3: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ.
B. Phương châm lịch sự. D. Phương châm về chất.
Câu 4: Đoạn văn sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào? Trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ dạt cả vào các khoảnh bóng cây tránh nắng. Một vài tiếng động nhẹ khẽ gợi lên, oi ả.
(Làng – Kim Lân)
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm).
Câu 5 (3,0 điểm).

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
b. Nêu nội dung của đoạn thơ.
c. Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xác định biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ trên.
d. Từ đoạn thơ trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (từ 5 câu đến 7 câu) trình bày suy nghĩ về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc ngày nay.
Câu 6 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn văn sau:

– Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? – Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.
– Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ
có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác?
– Nhà họa sĩ trả lời.
– Vâng. Bác không thích dừng lại ở Sa Pa ạ?
– Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ
chưa phải lúc.
– Bác sợ Sa Pa buồn chứ gì?
Nhà họa sĩ phá lên cười:
– Buồn thì ai mà chả sợ? Nó như con gián gặm nhấm người ta? Tốt hơn là tránh nó để
làm việc đời.
Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…
(Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – SGK Ngữ văn 9, tập một, NXBGDVN, 2010)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo