Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chép lại đoạn thể hiện tâm trạng tác giả trong văn bản Hịch tướng sĩ. Nêu hoàn cảnh ra đời văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta

1. Chép lại đoạn thể hiện tâm trạng tác giả trong văn bản Hịch tướng sĩ
2. Nêu hoàn cảnh ra đời văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta
3. Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản Quê Hương, Tức cảnh Pắc Bó, Khi con tu hú
Giúp mk giải bài này với ạ mk đang cần gấp
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.057
4
1
1.
Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”.
Hướng dẫn
Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
3.
- Hoàn cảnh ra đời của văn bản Quê Hương:
+ Bài thơ được sáng tác năm 1939
+ Được viết trong nổi nhớ nhà, nhớ quê da diết của chàng trai 18 tuổi
+ Là tác phẩm mở đầu đầy ý nghĩa của hồn thơ Tế Hanh
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tức cảnh Pác Pó:
+ Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, tháng 2/1942, Bác Hồ đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống ở hang Pác Bó, Cao Bằng trong một điều kiện sinh hoạt vô cùng gian khổ: thức ăn thiếu thốn, có khi cả tháng, Bác và các đồng chí chỉ ăn cháo bẹ, rau măng. Sức khoẻ của Bác lại không tốt, Bác bị sốt rét luôn... Mặc dù vậy, được sống giữa thiên nhiên, được hoạt động cách mạng vì dân vì nước, Bác rất vui. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được ra đời trong hoàn cảnh đó.
- Hoàn cảnh ra đới Bài thơ " Khi con tu hú" :
Sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên - Huế ( Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 - khi nhà thơ mới 19 tuổi ). Bài thơ phản ảnh tâm trạng ngột ngạt của người Cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh, tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy và âm thanh da diết đó đã khơi gợi niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi.
2
0
2.
Hoàn cảnh ra đời chiếu dời đô
- Chiếu dời đô đưược viết trong hoàn cảnh đất nước thái bình, nhà Lí muốn dời kinhđô từ thành Hoa Lư nhỏ hẹp ra nơi Đại La rộng lớn, thuận tiện cho việc mở mang và củng cố, bảo vệđất nước.Tuy là một bài chiếu có ý nghĩa ban bốmệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn rất có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽtrời, lòng dân. Tác giả đã sửdụng một hệthống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khoẻ khoắn đểthuyết phụcdân chúng tin vàủng hộ cho kế hoạch dời đô của mình
Hoàn cảnh ra đời Hịch Tướng Sĩ - Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 – 1287), giặc Mông – Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.
- Để kêu gọi lòng dân, người viết có thể dùng nhiều cách khác nhau. Có khi chỉ cần nêu lên thực trạng, khơi gợi truyền thống yêu nước, căm thù giặc… Trong bài hịch này, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng một giọng điệu, cách viết rất phong phú. Khi thì ông lấy tấm gương của người đời xưa, khi thì dùng cách "khích tướng", có khi lại an ủi, vỗ về đối với đối tượng… Đó chính là cái hay, cái độc đáo của tác phẩm này.
Hoàn cảnh ra đời Nước Đại Việt:
- Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×