Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;R), đường cao BE và CF của tam giác ABC cắt nhau tại H. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và AH. Chứng minh tứ giác BCEF nội tiếp một đường tròn và xác định tâm của đường tròn đó

Bài 1.. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O; R), đường cao BE và CF của tam giác ABC cắt nhau tại H. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và AH.
a) Chứng minh tứ giác BCEF nội tiếp một đường tròn và xác định tâm của đường tròn đó.
b) Chứng minh EF song song với tiếp tuyến tại A của (O; R) và AOMN là hình bình hành.
c) Giả sử B và C cố định trên (O; R), chứng minh bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác BHC không đổi khi A chuyển động trên cung lớn BC.

Bài 2. Cho điểm M nằm ngoài đường tròn (O), Vẽ các tiếp tuyến MA, MB (A, B là các tiếp điểm), và cát tuyến MCD không đi qua O (C nằm giữa M và D) với đường tròn (O).
a. Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp
b. Chứng minh MC.MD = MA2.
c. Đường thẳng MO cắt AB tại H và cắt (O) tại I, K (I nằm giữa M và K). Chứng minh CK là phân giác của góc DCH.

Bài 3 Cho điểm M nằm ngoài đường tròn (O). Kẻ hai tiếp tuyến MA và MB với đường tròn (A và B là tiếp điểm). Đường thẳng MO cắt đường tròn (O) tại hai điểm N và Q (N nằm giữa M và Q). Gọi H là giao điểm của AB và MO, K là giao điểm của BN và AM; I là hình chiếu của A trên BM.
a) Chứng minh rằng tứ giác AHIM nội tiếp và tìm tâm của đường tròn đó.
b) Chứng minh rằng MA2 = MN . MQ.
c) Khi K là trung điểm của AM, chứng minh ba điểm A, N, I thẳng hàng.

Bài 4. Cho nửa đường tròn đường kính AB. Từ A và B kẻ hai tiếp tuyến Ax và By. Qua điểm M thuộc nửa đường tròn này, kẻ tiếp tuyến thứ ba, cắt các tiếp tuyến Ax và By lần lượt ở E và F, AM cắt OE tại P. Kẻ MH vuông góc với AB (H thuộc AB).
a)Chứng minh tứ giác AEMO và tứ giác MPHO nội tiếp.
b) Gọi BM cắt OF tại Q. Tứ giác MPOQ là hình gì ? Tại sao?
c) Gọi K là giao điểm của MH và EB. Chứng minh MK = KH.

Bài 5 Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài (O). Kẻ 2 tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (O) (M, N là các tiếp điểm). Một đường thẳng d đi qua A cắt đường tròn (O) tại hai điểm B và C (AB< AC, d không đi qua tâm O)
a) Chứng minh tứ giác AMON nội tiếp.
b) Gọi I là trung điểm của BC. Đường thẳng NI cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai T. Chứng minh MT // AC.
c) Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C cắt nhau ở K. Chứng minh K thuộc một đường thẳng cố định khi d thay đổi và thỏa mãn điều kiện đề bài.

Bài 6. Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O) kẻ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Đường thẳng đi qua A không qua O cắt đường tròn (O) lần lượt tại hai điểm D và E (AD < AE).
a) Chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp.
b) Gọi H là giao điểm của AO và BC. Chứng minh: AH.AO = AD.AE.
c) Tiếp tuyến tại D của đường tròn (O) cắt AB, AC theo thứ tự tại I, K. Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với OA cắt AB tại P và cắt AC tại Q.
Chứng minh rằng IP + KQ <!--[if gte vml 1]> <v:shape id="_x0000_i1025" type="#_x0000_t75" height:12pt'="" o:ole=""> <xml> </xml><![endif]--> PQ

Bài 7 Từ một điểm M ở ngoài đường tròn (O) vẽ cát tuyến MCD không đi qua tâm O và hai tiếp tuyến MA; MB đến đường tròn (A; B là các tiếp điểm; C nằm giữa M và D).
a) Chứng minh MA2 = MC. MD.
b) Gọi I là trung điểm của CD. Chứng minh 5 điểm M, A, I, O, B cùng nằm trên một đường tròn.
c) Gọi H là giao điểm của AB và MO. Chứng minh tứ giác CHOD nội tiếp đường tròn . Suy ra AB là đường phân giác góc CHD.
d) Các tiếp tuyến của đường tròn (O) tại C và D cắt nhau tại K. Chứng minh ba điểm A; B; K thẳng hàng.

Bài 8 Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Điểm C cố định trên nửa đường tròn. Điểm M thuộc cung AC (M ¹ A; C). Hạ MH ^ AB tại H, tia MB cắt CA tại E, kẻ EI ^ AB tại I. Gọi K là giao điểm của AC và MH. Chứng minh rằng:
a) Tứ giác BHKC là tứ giác nội tiếp;
b) AK.AC = AM2;
c) AE.AC + BE.BM không phụ thuộc vị trí của điểm M trên cung AC;

Bài 9. Cho đường tròn (O; R) và đường thẳng d không đi qua O cắt đường tròn tại hai điểm A và B. Lấy một điểm M trên tia đối của tia BA (M ≠ B), vẽ hai tiếp tuyến MC và MD với đường tròn (O), (C, D là các tiếp điểm). Gọi E là trung điểm của AB và I là giao điểm của CD và OM.
a) Chứng minh 5 điểm O, E, C, D, M cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh rằng: MI . MO = MB . MA
c) Đường thẳng d’ đi qua O và vuông góc với OM cắt các tia MC, MD theo thứ tự tại G và H. Tìm vị trí của điểm M trên đường thẳng d sao cho diện tích tam giác MGH bé nhất.
 
Bài 10. Cho điểm A nằm ngoài đường tròn tâm O bán kính R. Từ A kẻ đường thẳng (d) không đi qua tâm O, cắt đường tròn (O) tại B và C ( B nằm giữa A và C). Các tiếp tuyến với đường tròn (O) tại B và C cắt nhau tại D. Từ D kẻ DH vuông góc với AO (H nằm trên AO), DH cắt cung nhỏ BC tại M.
a. Chứng minh OHDC là tứ giác nội tiếp ;
b. Gọi I là giao điểm của DO và BC. Chứng minh OH.OA = OI.OD ;
c. Chứng minh AM là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Bài 11 Cho đường tròn (O; R), từ một điểm A trên (O) kẻ tiếp tuyến d với (O). Trên đường thẳng d lấy điểm M bất kì ( M khác A) kẻ cát tuyến MNP và gọi K là trung điểm của NP, kẻ tiếp tuyến MB (B là tiếp điểm). Kẻ AC ^ MB, BD ^ MA, gọi H là giao điểm của AC và BD, I là giao điểm của OM và AB.
a) Chứng minh năm điểm O, K, A, M, B cùng nằm trên một đường tròn .
b) Chứng minh OI.OM = R2;
c) Chứng minh OAHB là hình thoi. Khi M di chuyển trên đường thẳng d thì điểm H chuyển động trên đường nào ?

Bài 12 Cho đường tròn (O; R), từ một điểm A trên (O) kẻ tiếp tuyến d với (O). Trên đường thẳng d lấy điểm M bất kì (M khác A) kẻ cát tuyến MNP không đi qua O. Gọi K là trung điểm của NP, kẻ tiếp tuyến MB (B là tiếp điểm).
a) Chứng minh năm điểm O, K, A, M, B cùng nằm trên một đường tròn.
b) Gọi I là giao điểm của OM và AB. Chứng minh OI.OM + MN. MP = MO2
c) Kẻ AC ^ MB tại C, gọi H là giao điểm của AC và OM. Khi M di chuyển trên đường thẳng d thì điểm H chuyển động trên đường nào ?

Bài 13. Cho tam giác ABC vuông ở A và một điểm D nằm giữa A và B. Vẽ đường tròn tâm O, đường kính BD cắt BC tại E. Các đường thẳng CD, AE lần lượt cắt đường tròn tại F, G. Chứng minh :
a) CE.CB = CD.CF.
b) Tứ giác ADEC và tứ giác AFBC nội tiếp.
c) AC // FG.

Bài 14 Cho tam giác PQR có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn tâm O,các đường cao QM, RN của tam giác cắt nhau tại H.
a/ Chứng minh tứ giác QRMN là tứ giác nội tiếp trong một đường tròn.
b/ Kéo dài PO cắt đường tròn O tại K.Chứng minh tứ giác QHRK là hình bình hành.
c/ Cho cạnh QR cố định, P thay đổi trên cung lớn QR sao cho tam giác PQR luôn nhọn.Xác định vị trí điểm P để diện tích tam giác QRH lớn nhất.

Bài 15 Cho hình thang ABCD (AB < CD, AB // CD) nội tiếp trong đường tròn (O). Kẻ các tiếp tuyến với đường tròn (O) tại A và D chúng cắt nhau ở E. Gọi M là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.
a) Chứng minh tứ giác ADOM nội tiếp.
b) Chứng minh AB // EM.
c) EM cắt AD và BC theo thứ tự ở H và K. Chứng minh <!--[if gte vml 1]> <xml> </xml><![endif]-->

Bài 16 Cho 3 điểm A, B, C cố định nằm trên một đường thẳng d (B nằm giữa A và C). Vẽ đường tròn tâm O thay đổi nhưng luôn đi qua B và C (O không nằm trên đường thẳng d). Kẻ AM và AN là các tiếp tuyến với đường tròn tâm O tại M và N. Gọi I là trung điểm của BC, AO cắt MN tại H và cắt đường tròn tại các điểm P và Q (P nằm giữa A và O), BC cắt MN tại K.
a) Chứng minh 4 điểm O, M, N, I cùng nằm trên một đường tròn.
b) Chứng minh điểm K cố định khi đường tròn tâm O thay đổi.
c) Gọi D là trung điểm HQ, từ H kẻ đường thẳng vuông góc với MD cắt đường thẳng MP tại E. Chứng minh P là trung điểm ME.
28 trả lời
Hỏi chi tiết
16.594
1
7
Lê Thị Thảo Nguyên
27/06/2018 10:35:47

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
4
mỹ hoa
27/06/2018 10:38:28
câu 10
a,
ta co : dc la tiep tuyen cua (O) tai C
=> OC vuong goc CD
=> goc OCD bang 90 do
xet tu giac OHDC co
goc OHD + goc OCD = 90 do + 90 do = 180 do
=> tu giac OHDC nt
b,
ta co : OC=OB(=ban kinh)
CD=BD ( tinh chat tiep tuyen cat nhau)
Do đó : OD la trung truc cua BC
=> OD ┴ BC
=> goc OIK = 90 do
xet ∆OIA va ∆ OHD co
goc AOI chung
goc OIA = OHD (=90 do)
=> ∆ OIA dong dang ∆OHD
=> OI/OH = OA/OD
=> OI x OD= OAxOH
c )
Xet ∆ OCD co goc OCD =90 do ,CI ┴ OD
=> OC^2 = OIxOD
mặt khác : OC=OM(=ban kinh)OHxOA=OIxOD(cmt)
Do đó OM^2 = OHxOA
=> tg OMA vuong tai M
=> OM┴MA
=> AM la tiep tuyen cua (O) tai M
1
2
2
1
1
1
1
1
Nguyễn Thành Trương
27/06/2018 13:01:55
Bài 16a
I là trung điểm của BC ( dây BC không đi qua O )
=>OI vuông góc BC => góc OIA = 90 độ
Ta có:
góc AMO = 90 độ ( do AM là hai tiếp tuyến (O) )
góc ANO = 90 độ ( do AN là hai tiếp tuyến (O) )
Suy ra 4 điểm O, M, N, I cùng thuộc đường tròn đường kính OA
1
2
2
1
2
1
Nguyễn Thành Trương
27/06/2018 13:19:42
14a)
Tứ giác QRMN có :
góc QNR = góc QMR = 90 độ
Tứ giác QRMN nội tiếp đường tròn đường kính QR.

14b) Ta có:
góc PQK = 90 độ ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
suy ra:PQ vuông góc KQ, mà RH vuông góc PQ
=> KQ//RH (1)
Chứng minh tương tự ta cũng có:
QH//KR(2)
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác QHRK là hình bình hành.

14c)
Gọi D là giao điểm của PH và QR, E là giao điểm của KH và RQ. Vì Tứ giác QHRK là hình bình hành nên E là trung điểm của RQ.
=> HD vuông góc QR do đó S(QRH) = 1/2.<!--[if gte vml 1]> <xml> </xml><![endif]-->RQ.HE.
Vì RQ không đổi nên S(RQH) lớn nhất khi HD = HE
mà PD vuông góc QR
=> D phải trùng với E. nghĩa là PD đi qua O
=> hay P là điểm chính giữa của cung lớn QR.
Vậy SQHR lớn nhất khi P là điểm chính giữa của cung lớn QR.
3
1
Nguyễn Thành Trương
27/06/2018 13:21:47
14c)
Gọi D là giao điểm của PH và QR, E là giao điểm của KH và RQ. Vì Tứ giác QHRK là hình bình hành nên E là trung điểm của RQ.
=> HD vuông góc QR do đó S(QRH) = 1/2.<!--[if gte vml 1]> <xml> </xml><![endif]-->RQ.HE.
Vì RQ không đổi nên S(RQH) lớn nhất khi HD = HE
mà PD vuông góc QR
=> D phải trùng với E. nghĩa là PD đi qua O
=> hay P là điểm chính giữa của cung lớn QR.
Vậy SQHR lớn nhất khi P là điểm chính giữa của cung lớn QR.
1
1
1
1
Nguyễn Thành Trương
27/06/2018 13:36:06
11b)
Ta có MA = MB ( t/c hai tiếp tuyến cắt nhau); OA = OB = R
=> OM là trung trực của AB => OM ^ AB tại I .
Theo tính chất tiếp tuyến ta có gócOAM = 900 nên tam giác OAM vuông tại A có AI là đường cao.
Áp dụng hệ thức giữa cạnh và đường cao => OI.OM = OA2 hay OI.OM = R2
1
1
Nguyễn Thành Trương
27/06/2018 13:38:58
câu 10
a,
ta co : dc la tiep tuyen cua (O) tai C
=> OC vuong goc CD
=> goc OCD bang 90 do
xet tu giac OHDC co
goc OHD + goc OCD = 90 do + 90 do = 180 do
=> tu giac OHDC nt
b,
ta co : OC=OB(=ban kinh)
CD=BD ( tinh chat tiep tuyen cat nhau)
Do đó : OD la trung truc cua BC
=> OD vuông góc BC
=> goc OIK = 90 do
xet ∆OIA va ∆ OHD co
goc AOI chung
goc OIA = OHD (=90 do)
=> ∆ OIA dong dang ∆OHD
=> OI/OH = OA/OD
=> OI x OD= OAxOH
c )
Xet ∆ OCD co goc OCD =90 do ,CI vuông góc OD
=> OC^2 = OIxOD
mặt khác : OC=OM(=ban kinh)OHxOA=OIxOD(cmt)
Do đó OM^2 = OHxOA
=> tg OMA vuong tai M
=> OM vuông góc MA
=> AM la tiep tuyen cua (O) tai M
1
1
Nguyễn Thành Trương
27/06/2018 13:42:48
bài 7
a. 2 ∆ACM và DAM đồng dạng do có góc tại M chung, góc MAC = góc MDA (cùng chắn cung nhỏ AC)
=> MA / MD = MC / MA => MA² = MC*MD
b. Ta xét A, O nằm khác phía so với MD. Do AMO, IMO và BMO là các ∆ vuông tại A, I, B nên M, A, O, I, B cách đều trung điểm của MO (3 đỉnh ∆ vuông cách đều trung điểm cạnh huyền), tức chúng nằm trên cùng đường tròn Q có đường kính MO (khái niệm đường tròn - là tập các điểm cách đều 1 điểm cho trước một khoảng r > 0)
Nếu bạn thích tứ giác nội tiếp thì do AOBM và IOBM đều nội tiếp đt Q có đường kính là MO nên M, A, O, I, B nằm trên Q.
c. Từ hệ thức trong ∆ vuông => MH*MO = MA² = MC*MD
=> MH / MD = MC / MO. Lại có góc CMO = góc OMD => 2 ∆ CMH và OMD đồng dạng
=> góc CHM = góc ODM = góc ODC ♦ => góc ODC + góc OHC = góc CHM + góc OHC = π
=> CHOD nội tiếp đường tròn P. Gọi E là điềm bất kỳ trên tia DH (thứ tự E, H, D)
=> góc MHE = góc DHO (đối đỉnh) = góc DCO (cùng chắn cung DO của P) = góc ODC (∆ OCD cân tại O) = góc CHM (do ♦) => HM là phân giác góc ngoài CHE của ∆ HCD. Do HM ┴ HA => HA là phân giác góc CHD ♥
d. Dễ thấy là KCOD nội tiếp đường tròn, vậy K cũng nằm trên đt P, và K là trung điểm cung CD không chứa O do KC = KD => HK là phân giác góc CHD => HK trùng với HA (do ♥), tức K, A, A, B cùng nằm trên 1 đường thẳng
1
1
Nguyễn Thành Trương
27/06/2018 13:46:01
bài 5
a/
AM tiếp xúc với (O) tại M =>^AMO=90º.
AN tiếp xúc với (O) tại N =>^ANO=90º.
=>tg AMON nội tiếp đường tròn đg kính AO với tâm J là trung điểm của AO.
b/ I là trung điểm của BC =>OI┴BC =>^AIO =90º =>I nằm trên đường tròn (J) đường kính AO.
=>^NIA =^NOA (góc nội tiếp (J) cùng chắn cung NA).
^NOA =^MOA (do ∆NOA=∆MOA vì hai tam giác vuông có chung cạnh huyền AO và hai cạnh góc vuông OM =ON)
=>^NOA =^NOM/2.
^NTM =^NOM/2 (góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung NM.
=>^NIA =^NTM =>MT // AC (góc vị trí đồng vị bằng nhau).
c)
∆KBO =∆KCO (hai tam giác vuông chung cạnh huyền KO và hai cạnh góc vuông OB và OC bằng nhau).
=>KB=KC =>KO là trung trực của BC =>KO đi qua I.
∆KCO ~∆CIO (g.g - hai tam giác vuông chung góc nhọn tại O) =>OC/IO =OK/OC =>OI.OK=OC².

OI.OK=OC² =>OI.OK=ON² =>OI/ =>∆NKO ~∆INO =>^NKO =^INO.

OI.OK=OC² =>OI.OK=OM² =>OI/OM =OM/OK =>∆MKO ~∆IMO =>^MKO =^IMO.
^IMO =^INO (góc nội tiếp (J) cùng chắn cung IO)
=>^MKO =^NKO =>K, M, N thẳng hàng =>K luôn nằm trên đường thẳng MN khi d thay đổi.
0
4
2
1
0
5
0
2
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
27/06/2018 14:42:35
Bài 12 :
a, Vì K là trung điểm NP nên OK ^ NP ( quan hệ đường kính và dây cung)
=> gócOKM = 90°.
Theo tính chất tiếp tuyến ta có :
gócOAM = 90°;
gócOBM = 90°.
như vậy K, A, B cùng nhìn OM dưới một góc 90° nên cùng nằm trên đường tròn đường kính OM.
Vậy năm điểm O, K, A, M, B cùng nằm trên một đường tròn.
c, Ta có OB ⊥ MB (tính chất tiếp tuyến) ; AC ⊥ MB (gt)
=> OB // AC hay OB // AH.
OA ⊥ MA (tính chất tiếp tuyến) ; BD ⊥ MA (gt)
=> OA // BD hay OA // BH.
=> Tứ giác OAHB là hình bình hành;
lại có OA = OB (=R)
=> OAHB là hình thoi.
Theo trên OAHB là hình thoi.
=> AH = AO = R. Vậy khi M di động trên d thì H di động nhưng luôn cách A cố định một khoảng bằng R. Do đó quỹ tích của điểm H khi M di chuyển trên đường thẳng d là nửa đường tròn tâm A bán kính AH = R
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
27/06/2018 14:47:40
Bài 11 :
a, Vì K là trung điểm NP nên OK ^ NP ( quan hệ đường kính và dây cung)
=> gócOKM = 90°.
Theo tính chất tiếp tuyến ta có :
gócOAM = 90°;
gócOBM = 90°.
như vậy K, A, B cùng nhìn OM dưới một góc 90° nên cùng nằm trên đường tròn đường kính OM.
Vậy năm điểm O, K, A, M, B cùng nằm trên một đường tròn.
b, Ta có MA = MB ( t/c hai tiếp tuyến cắt nhau); OA = OB = R
=> OM là trung trực của AB
=> OM ⊥ AB tại I .
Theo tính chất tiếp tuyến ta có
gócOAM = 90°
nên tam giác OAM vuông tại A có AI là đường cao.
Áp dụng hệ thức giữa cạnh và đường cao
=> OI.OM = OA^2 hay OI.OM = R^2
c, Ta có OB ⊥ MB (tính chất tiếp tuyến) ; AC ⊥ MB (gt)
=> OB // AC hay OB // AH.
OA ⊥ MA (tính chất tiếp tuyến) ; BD ⊥ MA (gt)
=> OA // BD hay OA // BH.
=> Tứ giác OAHB là hình bình hành;
lại có OA = OB (=R)
=> OAHB là hình thoi.
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
27/06/2018 14:54:17
Bài 5 :
a,
AM tiếp xúc với (O) tại M
=>^AMO=90º.
AN tiếp xúc với (O) tại N
=>^ANO=90º.
=>tg AMON nội tiếp đường tròn đg kính AO với tâm J là trung điểm của AO.
b,
I là trung điểm của BC
=>OI ┴ BC
=>^AIO =90º
=>I nằm trên đường tròn (J) đường kính AO.
=>^NIA =^NOA (góc nội tiếp (J) cùng chắn cung NA).
=>^NOA =^MOA (do ∆NOA=∆MOA vì hai tam giác vuông có chung cạnh huyền AO và hai cạnh góc vuông OM =ON)
=> ^NOA =^NOM/2.
^NTM =^NOM/2 (góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung NM.
=>^NIA =^NTM
=>MT // AC (góc vị trí đồng vị bằng nhau).
c,
∆KBO =∆KCO (hai tam giác vuông chung cạnh huyền KO và hai cạnh góc vuông OB và OC bằng nhau).
=>KB=KC
=>KO là trung trực của BC
=>KO đi qua I.
∆KCO ~∆CIO (g.g - hai tam giác vuông chung góc nhọn tại O)
=>OC/IO =OK/OC
=>OI.OK=OC².
OI.OK=OC²
=>OI.OK=ON²
=>OI/ />=>∆NKO ~∆INO
=>^NKO =^INO.
OI.OK=OC²
=>OI.OK=OM²
=>OI/OM =OM/OK
=>∆MKO ~∆IMO
=>^MKO =^IMO.
^IMO =^INO (góc nội tiếp (J) cùng chắn cung IO)
=>^MKO =^NKO
=>K, M, N thẳng hàng
=>K luôn nằm trên đường thẳng MN khi d thay đổi.
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
27/06/2018 15:03:43
Bài 7 :
c) Cm được : MH.MO = MA2 = MC.MD
⇒ ΔMCH ∼ ΔMOD
⇒ CHOD nt.
⇒ ^CHM = ^ODC = ^OCD = ^OHD
mà : ^CHM + ^CHA = ^OHD + ^DHA = 90°
⇒ ^CHA = ^DHA
⇒ CHOD nội tiếp
⇒ AB là đường phân giác góc CHD.
d) Cm KDOC nt,
kết hợp với câu c)
ta được : K, D, O, H, C cùng thuộc 1 đường tròn
⇒ˆCHA = ˆDHA
⇒ˆOHK = ˆOCK = 90°
⇒ KH ⊥ OM tại H
mà : AB ⊥ OM tại H
⇒ AB ≡ HK
⇒ A,B,K thẳng hàng
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
27/06/2018 15:14:39
Bài 10 :
a, Ta có :
DC là tiếp tuyến của (O) tại C => OC ⊥ CD => ^OCD = 90°
Xét tứ giác OHDC, ta có :
^OHD + ^OCD = 90 ° + 90° = 180°
=> tứ giác OHDC nội tiếp
b, Ta có : OC = OB(bằng bán kính)
CD = BD ( tính chất tiếp tuyến cắt nhau)
Do đó : OD là trung trực của BC => OD ⊥ BC => ^OIK = 90°
Xét ∆OIA và ∆ OHD, có :
^AOI chung
^OIA = ^OHD = 90°
=> ∆ OIA ∽ ∆OHD => OI/OH = OA/OD
=> OI.OD = OA.OH (điều phải chứng minh)
c, Xét ∆ OCD có :
^OCD = 90°; CI ⊥ OD
=> OC^2 = OI.OD
mặt khác : OC = OM (bằng bán kính); OH.OA = OI.OD (chứng minh câu b)
Do đó OM^2 = OH.OA
=> ΔOMA vuông tại M => OM ⊥ MA
=> AM là tiếp tuyến của (O) tại M
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
27/06/2018 15:53:26
Bài 15 :
a) Xét tứ giác AEDO có góc A và D vuông
=> AEDO nội tiếp đường tròn
=>góc AED+góc AOD=180(2 góc đối nhau) (1)
góc B chắn cung AD
=> góc AOD=2*góc ABD mà tam giác ABI cân tại M nên góc ABD = góc BAC = 1/2 góc AOD
=>góc ABD+BAC=AOD.
Vì góc AMD kề bù với góc AMB
=> gócAMD+góc AMB=180=AMB+ABD+BAC=AMB+AOD
=>góc AMD= góc AOD
từ (1)=> góc AED+góc AMD=180(đpcm)
b) Xét tam giác AED cân tại E (tam giác tạo bởi 2 tiếp tuyến)
nên EA=ED góc EMD = EMA
vì lần lượt cùng chắn 2 cung ED và EA
Mà góc EMD+góc EMA + góc AMB = 180 = 2*góc EMD+ góc AMB = 180 (2)
theo cm phần a trong tam giác cân AMB có
180=AMB+ABD+BAC= AMB+2* góc ABD (3)
từ (2) và (3)
=>góc EMD = góc ABD.
Vậy EM // AB (2 đường thẳng cùng cắt 1 đường thẳng mà tạo ra góc bằng nhau và cùng vị trí)
3
3
1
1
1
1

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo