Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chức năng của gan trong quá trình tiêu hóa?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.371
7
3
Cô giáo Lan
25/12/2016 04:21:55
- Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa lipit
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu
- Khử chất độc lọt vào mao mạch máu cùng chất dinh dưỡng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
5
Đat Sin
24/05/2017 21:41:53
Một trong những nhiệm vụ chính của gan là cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục, ngày cũng như đêm, no cũng như đói. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được gan biến chế và chuyển hóa thành nhiều thể loại rồi được dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhiên liệu dự trữ này sẽ được mang ra dùng trong lúc chúng ta không ăn uống hoặc nhịn đói. Ðây là quá trình rất phức tạp và lệ thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau như tuyến giáp trạng (thyroid glands), tuyến tụy tạng (pancreas), tuyến thượng thận (adrenal glands), cũng như hệ thống thần kinh (parasympathetic & sympathetic systems), v.v.

1) CHUYỂN HÓA CHẤT ÐƯỜNG: Ðường là nguồn năng lượng chính cho óc, hồng huyết cầu, bắp thịt và thận. Khi sự cung cấp nhiên liệu và thức ăn từ hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, sự sống còn của các tế bào và cơ quan kể trên sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào gan. Trong thời gian "nhịn ăn" này, gan là cơ quan chính chế tạo và cung cấp chất đường cho cơ thể, nhất là cho óc. Khi gan bị chai, khả năng biến hóa chất đường bị tổn thương dễ đưa đến sự thăng giảm thất thường của chất đường trong máu.

Ðường trong thức ăn nằm dưới nhiều dạng khác nhau: đường đơn (monosaccharide), đường đôi (disaccharide), và tinh bột. Từ hệ thống tiêu hóa, đường đơn được hấp thụ thẳng vào máu và có thể được tiêu thụ ngay lập tức mà không cần phải biến chế hoặc thay đổi. Ðường trong đa số các loại thực phẩm và trái cây thường nằm dưới dạng đường đôi. Một trường hợp ngoại lệ là nho, một loại trái cây chứa đựng nhiều glucose (một loại đường đơn) nhất. Ðường đôi như lactose (đến từ sữa), sucrose (đến từ các loại đường mía, đường củ cải cũng như đa số các loại trái cây) cần phải được tách ra thành đường đơn trước khi được hấp thụ. Nhiều người Việt Nam, vì thiếu phân hóa tố lactase, nên không thể tiêu hóa được chất sữa (lactose intolerance). Những người này thường bị sình bụng, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy sau mỗi lần uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm pha chế từ sữa như bơ, cheese, v.v.

Tinh bột (starch) cũng là một dạng tồn trữ chất đường trong nhiều loại thực vật khác nhau như gạo, mì, khoai, v.v. Khi chúng ta ăn cơm, tinh bột từ gạo sẽ được chuyển hóa thành nhiều đơn vị đường khác nhau. Vì thế, khi tiêu thụ thức ăn với nhiều tinh bột, chất đường trong máu của chúng ta sẽ tăng lên chậm chạp hơn, so với trường hợp nếu chúng ta uống một ly nước nho với toàn là đường đơn.

2) SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN HÓA CHẤT ACID BÉO (Fatty Acid) và MỠ (lipids): Acid béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất được dự trữ trong cơ thể chúng ta và cũng là thành phần cơ bản của nhiều loại mỡ (lipids) quan trọng, kể cả chất triglyceride. Các loại mỡ này có thể được so sánh như những viên gạch của một căn nhà. Vì thế, khi gan bị tổn thương, "nhà" sẽ bị rạn nứt, dễ đổ vỡ. Gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và biến chế các chất mỡ và cholesterol đến từ thức ăn thành những chất đạm mỡ (lipoproteins). Những chất mỡ này không những chỉ là những nguồn nguyên liệu quý báu khi đói, mà còn là những thành phần cơ bản của nhiều chất hóa học và kích thích tố khác nhau. Sự điều chỉnh các chất mỡ này là một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể chúng ta trước nhiều bệnh tật. Chất mỡ và cholesterol được tìm thấy nhiều nhất ở các loại thịt mỡ, thịt nâu (dark meat), một số đồ biển như tôm, cua v.v.

3) BÀO CHẾ & THOÁI BIẾN CHẤT ÐẠM (Protein Synthesis & Degradation): Gan là cơ quan chính trong việc bào chế và thoái biến chất đạm. Mỗi ngày gan bào chế khoảng 12g chất albumin, một trong những chất đạm quan trọng nhất trong cơ thể. Ngoài nhiệm vụ duy trì áp suất thể tích (oncotic pressure), chất albumin này là những "xe vận tải" chuyên chở nhiều chất hóa học khác nhau. Khi gan bị chai, chất albumin giảm dần, dễ đưa đến phù thủng (edema). Ngoài ra, gan là cơ quan chính bào chế những yếu tố đông máu (clotting factors). Khi gan bị viêm lâu năm, sự đông đặc của máu trở nên khó khăn, người bệnh dễ bị chảy máu. Hơn nữa, khi thiếu chất đạm, bệnh nhân viêm gan sẽ dễ bị nhiễm trùng và các vết thương sẽ khó lành hơn.

4) THANH LỌC ÐỘC TỐ
Gan và thận là hai cơ quan chính trong cơ thể có khả năng loại bỏ các độc tố. Những độc tố dễ-tan-trong-nước (water-soluble) sẽ được loại qua thận. Những độc tố tan-trong-mỡ (lipid-soluble), sẽ được biến chế bởi những tế bào gan thành những chất kém nguy hiểm hơn, hoặc dễ hòa tan trong nước hơn. Khi gan bị chai, những độc tố sẽ ứ đọng lại trong cơ thể.

5) TỔNG HỢP CHẤT MẬT
Chất mật (bile) sau khi được chế tạo trong tế bào gan, sẽ được cô đọng và dự trữ trong túi mật. Sau mỗi bữa cơm, chất mật sẽ theo ống dẫn mật đi xuống tá tràng, trà trộn với thức ăn và giúp cơ thể nhũ hóa các chất béo. Khả năng sản xuất chất mật của người bị chai gan sẽ từ từ giảm dần gây ra trở ngại trong vấn đề hấp thụ chất mỡ và chất béo. Vì thế, họ sẽ dần dần mất ký rồi trở nên thiếu dinh dưỡng cũng như thiếu những vitamins tan-trong-mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi thiếu vitamin K, họ sẽ dễ bị chảy máu hơn.

Tóm lại, gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Gan được so sánh như người lính dũng cảm, canh gác những tiền đồn, giao tranh và phân giải tất cả các hóa tố đến từ hệ thống tiêu hóa, cũng như những cặn bã từ những hệ thống khác "lang thang" trong máu. Vì thế, một trong những nhiệm vụ chính của gan là thanh lọc độc tố. Tuy nhiên, vì không hoàn toàn là một "bộ phận siêu Việt" (super organ), gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác nhau. May mắn thay, với khả năng tự tái tạo, trong đa số trường hợp viêm gan kinh niên (còn được gọi là mãn tính), gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian dài.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×