Câu 1. Cuộc kháng chiến chống Thanh thắng lợi dưới sự lãnh đạo của
A. Nghĩa quân Tây Sơn.
B. Nghĩa quân Lam Sơn.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Vua quan nhà Trần.
Câu 2. Đất nước Đại Việt bị chia cắt kéo dài hai thế kỉ chứng tỏ
A. đất nước bước vào thời kì khủng hoảng.
B. chế độ phong kiến tập quyền suy yếu.
C. sự suy thoái của giai cấp thống trị.
D. báo hiệu sự suy vong chế độ phong kiến Việt Nam.
Câu 3. Nguyên nhân sa sút nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ XV – XVI là
A. ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, quan lại.
B. nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
C. chiến tranh các tập đoàn phong kiến liên miên.
D. thiên tai, mất mùa thường xuyên diễn ra.
Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp nước ta dần ổn định từ nửa sau thế kỉ XVII?
A. nhân dân tích cực khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác.
B. nhân dân ra sức tang gia sản xuất, đắp đê điều.
C. nhân dân tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao.
D. nhân dân được nhà nước đầu tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp.
Câu 5. Nghề thủ công nào dưới đây mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Làm giấy.
B. Làm đường trắng.
C. Dệt vải.
D. Đúc đồng.
Câu 6. Nét nổi bật trong sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. một số nghề thủ công mới xuất hiện.
B. làng nghề thủ công nghiệp tăng lên ngày càng nhiều.
C. xuất hiện các phường hội thủ công.
D. thủ công nghiệp truyền thống phát triển và đạt trình độ cao.
Câu 7. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện chứng tỏ sự phát triển hưng thịnh của ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVII?
A. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán đông.
B. Thương nhân nước ngoài xin lập phố xá, cửa hàng để buôn bán lâu dài.
C. Nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển.
D. Hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa phát triển rộng khắp.
Câu 8. Ngoại thương nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI – XVII vì
A. nhà nước cho mở mang nhiều cảng biển mới.
B. nhiều thợ thủ công lập xưởng sản xuất, buôn bán.
C. chính quyền Trịnh, Nguyễn chủ trương mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài.
D. nền sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương.
Câu 9. Địa danh không phải đô thị nước ta trong các thế kỉ XVII – XVIII
A. Thăng Long.
B. Vân Đồn.
C. Phố Hiến.
D. Thanh Hà.
Câu 10. Đô thị lớn nhất và phát triển nhất xứ Đàng Trong ở các thế kỉ XVII – XVIII là
A. Thanh Hà.
B. Quy Nhơn.
C. Hội An.
D. Gia Định.
Câu 11. Sự phát triển của thương mại hàng hải trong các thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta là do hệ quả trực tiếp của sự kiện nào dưới đây?
A. các cuộc phát kiến địa lí.
B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân.
C. Nghề hàng hải phát triển.
D. Sự xuất hiện các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 12. Tác động sự phát triển ngoại thương ở nước ta các thế kỉ XVI – XVIII là
A. mở rộng thị trường giao lưu buôn bán.
B. thúc đẩy sản xuất phát triển.
C. hình thành các làng nghề.
D. tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Câu 13. Vì sao nói trong các năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước?
A. Lần lượt đánh bại hai tập đoàn phong kiến phản động Nguyễn ở Đàng Trong và Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài.
B. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra ở Đàng Trong được nhân dân hai Đàng hưởng ứng.
C. Khởi nghĩa lật đổ chính quyền Lê – Trịnh tồn tại hàng ngàn năm.
D. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút các lãnh tụ và người lãnh đạo cả hai Đàng.
Câu 14. Địa danh Rạch Gầm – Xoài Mút nơi diễn ra trận đánh tiêu diệt quân Xiêm của Quang Trung năm 1785 ngày nay thuộc tỉnh nào?
A. An Giang.
B. Hậu Giang.
C. Kiên Giang.
D. Tiền Giang.