LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế để nhân dân thảo luận biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc cộng đồng nhà nước. Hãy giải thích?

1. Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế để nhân dân thảo luận biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc cộng đồng nhà nước. Hãy giải thích?
2. Đồng chí hãy phân tích các hình thức quyền làm chủ nhân dân trong thời kỳ quá độ lên CNXH?. TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ DÂN CHỦ PHÁT HUY QUYENF DÂN CHỦ? LIÊN HỆ ĐIA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ, TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.157
1
1

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
mỹ hoa
16/06/2018 18:10:50

2- Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá dộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

+ Trên lĩnh vực kinh tế:

Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thông nhất. Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chưa trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo.

+ Trên lĩnh vực chính trị:

Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp. Nói chung, thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi nước. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.

+ Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hoá khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông, V.V.. Theo V.I. Lênin, tính tự phát tiểu tư sản là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với nhiều bọn phản cách mạng công khai”. Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau.

Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại không còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hóa, bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp.

- Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

+ Trong lĩnh vực kinh tế:

Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện việc sáp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động.

Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất địnk không thể theo ý muốn nóng vội chủ quan mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đối với những nước này, nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ phải là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nước khác nhau với những điều kiện lịch sử khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung cụ thể và hình thức, bước đi khác nhau. Đó cũng là quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc xác định những nội dung, hình thức và bước đi trong tiến trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

+ Trong lĩnh vực chính trị:

Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, bảo đảm quvền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động: xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động; xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.

+ Trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:

Nội dung cơ bản trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới.

+ Trong lĩnh vực xã hội:

Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.

Tóm lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỹ lịch sử tất yếu trên con đường phát triển của hình chái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ lịch sử có đặc điểm riêng với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể có được trên cơ sở hoàn thành các nội dung đó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư