Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Diễn biến tâm trạng chính của người chinh phụ trong cảnh đợi chồng

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
308
0
0
Trần Thanh Thủy
05/05/2019 10:05:11
Trong cuộc đời chúng ta sẽ có ít nhất một lần chịu tình cảnh lẻ loi. Không biết lẻ loi vì thiếu bạn, lẻ loi vì chồng hay vì những vấn đề nào đó. Nói chung tình cảnh ấy rất dễ có ở trong con người chúng ta. Cuộc sống không bằng phẳng vì thế cho nên những vấn đề khiến ta lẻ loi sẽ rất dễ xảy ra. Tuy nhiên nổi bật nhất là lẻ loi vì chồng. Trong thơ xưa Đoàn Thị Điểm đã đem đến cho chúng ta một đoạn thơ hay về tình cảnh lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi đánh trận nơi xa. Bài thơ đã bật lên những nỗi nhớ nhung sầu muộn của người phụ nữ thiếu vắng bóng chồng. Trước hết là bốn câu thơ đầu với những tâm trạng cảm xúc của người lẻ loi ấy:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
Dõi theo từng bước chân của người thiếu phụ ấy ta thấy một tâm trạng thẫn thờ của cô. Dường như bàn chân kia không muốn bước nữa chỉ như cố bước đi mà thôi. Có lẽ bàn chân ấy chỉ muốn chôn tại một chỗ để làm cho những cảm xúc kia chìm đắm trong con người ấy. Nói đúng hơn thì cảm xúc kia như níu bước chân lại không muốn cho đi. Ngồi trong rèm thưa mà nàng thấy lòng mình buồn vô tận. Đó là một nỗi buồn thương không thể có ai hiểu được cho nàng. Người nàng thương nhớ cũng không có ở đấy khiến cho một mình nàng như bị cảm xúc kia dìm xuống. Nàng còn buồn rằng con chim thước ngày nào cũng không có để nàng hỏi tin về chàng. Trong rèm kia ngọn đèn dường như chứng kiến mọi hoạt động tâm trạng của nàng nhưng liệu đèn có biết không. Câu hỏi vang lên nghe sao thật chua chát. Đúng là đèn thức cùng nàng thật đấy nhưng đèn cũng chỉ là một vật vô tri vô giác dẫu có biết thì cũng không nói lên được. Cả trong rèm cả ngoài rèm đều không thể cho nàng một chút an ủi nào. Nàng càng buồn lại càng buồn hơn.
Và nàng cũng như biết được sự vô tri của đèn, nàng hỏi như thế rồi nàng lại tự trả lời câu hỏi của mình:
“đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng lên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Đúng là có biết cũng không thể nói lên, kể cả cho đèn kia giống như một con người để từ đó cảm nhận được nỗi đau của người thiếu phụ thì cũng không thể nói được hết cái tâm trạng của nàng. Chỉ có mình nàng mới hiểu được cảm xúc ngập tràn trong nàng bây giờ thôi. Nàng buồn không thiết nói lời nào, và hình ảnh hoa đèn lại như an ủi nàng nó trở thành người bạn để cho thức cũng như tương tư của nàng. Phải chăng nàng đang cố tìm đến sự đồng cảm, không có người đồng cảm nàng tìm đến hoa đèn kia. Chứ thực chất thì hoa đèn cũng có biết chi đâu mà thương cho nàng.
Chính cái tâm trạng ấy đã tác động đến cảnh vật. Đôi mắt nhớ thương chồng của nàng nhìn đâu cũng thấy tàn phai, buồn bã:
“gà eo óc gáy sương năm trống
hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
khắc giờ đằng đẵng như niên
mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
hương gượng soi lệ lại châu chan
sắt cầm gượng gảy ngón đàn
dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng”
tiếng gà báo canh nghe ấm áp như thế mà qua sự cảm nhận của người thiếu phụ lại trở thành sự eo óc buồn lạ thường. Thấy rõ được những tiếng gà gáy như thế chắc hẳn nàng không ngủ được nên mới nghe được những tiếng gà gáy năm canh đó. Cây hòa ngoài kia cũng rủ bóng bốn bên. Nó giống như hàng tóc của người con gái vì nhớ thương lẻ loi không thiết tha gì cúi đầu mặc cho mái tóc rũ xuống. Mỗi giờ trôi qua đối với nàng dài tựa một năm vậy. Người ta thường ví khoảng thời gian mong chờ bao giờ cũng dài như hàng thế kỉ trôi qua vậy nhất là đợi chờ người mình yêu thương. Và ở đây người chinh phụ cũng lẻ loi chờ đợi vì thế cho nên mới thấy một khắc dài tựa một năm. Mối sầu thì dằng dặc như miền biển xa. Có thể nói nỗi buồn sầu kia mang tầm vóc không gian rộng lớn và thời gian dài đằng đẵng. Và chính vì thế mà nàng không thiết tha gì đến bản thân mình nữa. nếu có soi gương thì cũng chỉ là gượng soi mà thôi. Nếu có đánh đàn thì cũng ngượng ngạo mà sợ dây loan kia đứt. Đàn đứt thì không may mà chồng nàng ở biên cương đối đầu với cái chết. Nàng không muốn thấy một điềm gở nào và hình ảnh dây loan kia chính là dây hồng tình nghĩa của vợ chồng.
thế rồi nỗi sầu muộn lại được bao trùm trong những câu thơ cuối đoạn trích:
“Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nối nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
Nàng mượn gió đông để gửi những tâm tư tình cảm và tấm lòng của mình đến người chồng nơi biên cương cửa ai. Chốn non yên kia không biết chàng có nhận được những tâm sự của nàng không nhưng nàng vẫn mong gửi đi. Có tiện thì mong chàng hãy biết đến tấm lòng của thiếp. Đường đi của những tâm sự ấy phải trải qua biết bao nhiêu núi non hiểm trở và bản thân nàng thì biết rõ điều đó. Nàng bỗng thấy thương nhớ thăm thẳm, dường như nỗi nhớ ngày một xoáy sâu vào trong lòng nàng. Và như không thể kìm được cảm xúc nàng đau lòng bật lên những tiếng khóc hòa vào những hạt mưa ngoài kia.
Như vậy qua đoạn trích này ta thấy Đoàn Thị Điểm đã mang lại cho chúng ta những cung bậc cảm xúc của người chinh phụ mà cảm xúc bao chùm chính là sự lẻ loi đơn chiếc. Người con gái ấy phải sống xa chồng, thân con gái chỉ có một mình vò võ thử hỏi rằng làm sao không nhớ không thương không sầu muộn. Qua đây ta thấy nhà thơ như đồng cảm với số phận của người phụ nữ ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/05/2019 11:32:44
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy rõ tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng - Đoàn, với nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa thác rủ đòi phen
Ngoài thềm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Đây là lời than thở triền miên, da diết của người phụ nữ có chồng ra trận. Tác giả đã dùng bút pháp miêu tả nội tâm qua ngoại hình, hành động lặp đi lặp lại không mục đích của người chinh phụ và dáng vẻ buồn rầu, ủ ê không nói lên lời.
Giữa cái không gian tĩnh mịch của đêm, tiếng bước chân chậm rãi như gieo vào lòng người cái âm thanh lẻ loi cô độc.Nếu với Pu-skin trên con đường mùa đông vắng vẻ, cô đơn hơn bởi tiếng lục lạc đơn điệu thì người chinh phụ cô đơn hơn khi nghe tiếng bước chân của mình. Bồn chồn lo lắng tin chồng, người chinh phụ chỉ biết quanh quẩn “ngồi rèm thưa” và chờ đợi. Song, càng chờ đợi, nàng càng lúng túng, bế tắc và tuyệt vọng khi mà ngoài thềm một chút tin tức cũng không có. Nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng mà thôi. Liệu ngọn đèn có thấu hiểu được không hay sức nặng của nỗi cô đơn, của sự nhung nhớ lại dồn cả lên nàng.
Tám câu đầu đoạn trích là một cuộc trò chuyện giữa người chinh phụ với một nhân vật không thể nào trò chuyện: đó là ngọn đèn. Điều này lạ nhưng có thật. Ngọn đèn trong cảnh ngộ của nàng như một thứ tri âm đơn tuyến. Nó biết lắng nghe và thấu hiểu khi người nói bộc bạch giãi bày. Và về phía người nói tuy không nhận được hồi âm nhưng ít nhất ngọn đèn cũng là cái địa chỉ để dốc bầu tâm sự. Tâm sự đó tuy chưa nói ra ta vẫn hiểu. Đó là tâm sự của một kẻ cô đơn vì đang thiếu vắng cái nửa mình còn lại. Ở đây là hình ảnh người chồng đi ciến trận chốn biên cương. Cách sử dụng thi liệu ngọn đèn trong thơ ca không hiếm, nó đã thao thức với ca dao:"Đèn thương nhớ ai mà đèn chẳng tắt?". Và lần này nó đi vào khúc ngâm của người thiếu phụ. Khúc ngâm ở đây mở đầu bằng một bối cảnh "một mình", một mình trong sự u sầu cô tịch: Hiên gác vắng vẻ, bước đi như trong giấc chiêm bao (thầm gieo). Tất cả đã ngủ yên. Chỉ có ngọn đèn còn thức. Sự sống nơi này thật leo lét biết bao: " Ngoài rèm ..... biết chăng?" Bởi vậy ngọn đèn mới như chiếc phao cứu sinh với người đang trôi dạt. Nó định hình cho tâm tưởng giữa mờ mịt, tăm tối, mơ hồ. Cuộc hội thoại mới bật lên như một tình cờ tương ngộ. Nhưng một thắc mắc vẫn dội lên với một ý thơ day dứt:" Đèn có ... biết?". Ba chữ biết băng khoăn như tâm trang nửa chừng: Ngọn đèn là nơi neo đậu niềm tin hay nó chỉ chấp chới như thứ tín hiệu ảo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×