suy nghĩ gì về hình tượng người phụ nữ Việt Nam buổi đầu giữ nước
Chiến tranh không chỉ không khuất phục nổi những cô gái đôi mươi, mười tám mà còn phải cúi đầu trước những người mẹ, người bà mái tóc đã pha sương. Hình ảnh chị Út Tịch trong "Người mẹ cầm súng" của Nguyễn Thi đã ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc những năm kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần: "Còn cái lai quần cũng đánh", mang bầu bảy tháng nhưng người mẹ ấy vẫn xông pha giết giặc cứu nước. Chị là nét son chói lọi về người phụ nữ Việt Nam thương con và yêu nước tha thiết.... Và còn rất nhiều, rất nhiều những người mẹ, người chị anh hùng nữa: như chị Sứ trong "Hòn Đất", cô giao liên trong "Chiếc lược ngà", mẹ Suốt ở Quảng Bình, người mẹ Tà ôi trong "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"...Ôi, kể làm sao xiết những con người đã hy sinh thầm lặng, cống hiến cả tuổi xuân, người thân và cuộc đời cho đất nước, Tổ Quốc thân yêu. Những người phụ nữ ấy chính là niềm tự hào của dân tộc, là niềm yêu mến, kính trọng của nhân dân, là biểu tượng cao đẹp mà Bác Hồ trao tặng tám chữ vàng:
"Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang."
Đi dọc chiều dài lịch sử dân tộc, không đâu là không thấy bóng của người phụ nữ Việt Nam; đi dọc chiều dài lịch sử thơ văn, không đâu là không thấy bóng những con người đảm đang ,bất khuất. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng ngợi ca xúc động chân thành:
"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời và cũng nắng cho thơ."
Sau chiến tranh, đất nước hòa bình trở lại, người phụ nữ đã khác nhiều về tâm tư, tình cảm và cả những khát vọng yêu thương. Nếu coi “thơ ca là tiếng nói của tâm hồn” thì hơn bao giờ hết thời đại tự do đã cho phép người phụ nữ nói rõ những cung bậc của lòng mình. Họ luôn vươn tới sự hoàn thiện về nhan sắc và trí tuệ:
Thói quen ấy dễ thương quyến rũ
Tôi vẫn thường trang điểm trước ban mai
Cả phấn son lời khen tôi gìn giữ