1. Phương và chiều của trọng lực là phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới (hướng về Trái Đất)
2. Một vật có khối lượng 15kg thì trọng lượng của vật là 150N
3. Đo độ dài:
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
- Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định
Đo thể tích:
- Ước lượng thể tích cần đo
- Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp
- Đặt bình chia độ thẳng đứng
- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng
Đo khối lượng;
- Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái. Đăth lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đứng giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân
4. Đơn vị thể tích đã học: l. ml. m^3, cm^3, dm^3, cc
- Đơn vị đo thể tích hợp pháp ở Việt Nam là: m^3
- Những dụng cụ đo thể tích mà em biết: bình chia độ, bình tràn
- Khi sử dụng lựa chọn bình có GHĐ và ĐCNN phù hợp
5. Đơn vị đo độ dài: m, cm. dm, mm, ...
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở Việt Nam là m
- Dụng cụ đo độ dài: thước mét, thước dây, thước cuộn, thước kẻ...