Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích vì sao công thương nghiệp lại phát triển ở phương Tây

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.801
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
19/10/2017 09:16:40
Vì sao phương Tây lại phát triển hơn phương Đông trong các lĩnh vực trong khi phương Đông luôn tự hào về truyền thống văn hóa và lịch sử của mình?

Cái nôi văn minh của phương Tây là La Mã và Hi Lạp cổ đại với hai “đặc sản” là nghệ thuật hùng biện và nền dân chủ sơ khai. Cách truyền bá kiến thức của người Hi Lạp cổ đại là người thầy đưa ra một luận điểm và các môn sinh của ông sẽ tìm đủ mọi cách chất vấn và bắt bẻ thầy cho tới khi nào hài lòng với những gì thầy giảng giải mà thôi. Để thuyết phục được các môn sinh của mình, người thầy phải có kiến thức vô cùng uyên thâm cũng như cách trình bày hết sức hùng hồn và ngược lại, các môn sinh muốn tạo được ấn tượng tốt với thầy cũng phải chịu khó tìm tòi học hỏi và tập cách “cãi tay đôi” với thầy sao cho hiệu quả nhất. Không có chuyện thầy cho rằng trò hỗn láo hay tìm cách trù dập trò nếu trò thắng mình. Từ “triết học” (philosophy) trong tiếng Anh là sự kết hợp giữ hai gốc từ Hi Lạp “philo” = yêu thích, tôn trọng và “soph” = kiến thức. Chính vì truyền thống này mà Hi Lạp cổ đại sản sinh ra rất nhiều triết gia và hùng biện gia lừng danh như Aristotle, Dioscorides hay Plato. Tuy nhiên, khi nhà thờ Công Giáo La Mã lên ngôi, thuật hùng biện gần như bị xóa sổ vì không ai được phép chất vấn Giáo Hội và Kinh Thánh. Với sự áp đặt đó, người dân châu Âu chỉ được phép tin vào những gì Kinh Thánh rao giảng. Ai cả gan dám chất vấn hoặc hoài nghi sẽ bị xem là phù thủy và thiêu sống sau khi bị tra tấn bằng những phương pháp man rợ nhất. Chính sự u tối đó đã khiến cho châu Âu chìm đắm trong hơn 10 thế kỷ của một thời đại mà các sử gia hay nhắc tới với cái tên “Đêm trường Trung Cổ”.

hi-lap-co-dai

Rất may mắn cho châu Âu là đến thế kỉ thứ 14, phong trào Phục Hưng (the Renaissance) đã nỗ lực khôi phục lại những giá trị của Hi Lạp và La Mã cổ đại nhất là về triết học. Thay vì chấp nhận và tin tưởng một cách mù quáng, con người ở thời Phục Hưng bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi về mọi thứ xung quanh mình và tìm lời giải đáp. Điều đó dẫn đến sự phát triển vượt bậc của châu Âu về mọi mặt: nghệ thuật, văn học, triết học, khoa học kỹ thuật…Tiếp theo thời kì Phục Hưng là hàng loạt những trào lưu cấp tiến như sự hình thành của đạo Tin Lành vào thế kỷ 16 phủ nhận sự độc tôn của nhà thờ Cơ Đốc La Mã, các cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ 17-18 và trào lưu triết học Khai Sáng (the Enlightment) vào thế kỉ 18. Để nỗ lực thoát khỏi bóng ma đêm trường Trung Cổ, người châu Âu từ sau thời kì Phục Hưng không ngừng vươn lên bằng mọi cách bằng cách phát minh ra máy móc, khám phá ra những vùng đất mới và sẵn sàng làm cách mạng lật đổ các vương triều cổ hủ và thay thế chúng bằng xã hội dân chủ vì họ nhận thức được một điều rằng sự lạc hậu của bộ máy cai trị sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đến thế kỉ thứ 19 và đầu thế kỉ 20, người châu Âu làm bá chủ thế giới, chiếm luôn hai châu lục mới là châu Mỹ và châu Đại Dương, xây dựng nên những quốc gia non trẻ nhưng cường thịnh như Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand. Họ còn bắt những quốc gia phương Đông vốn luôn kiêu căng tự phụ về truyền thống văn hóa của mình như Trung Quốc, Ấn Độ hay Ai Cập trở thành thuộc địa cống nạp tài nguyên làm giàu cho mẫu quốc. Cho tới nay, người phương Tây vẫn dẫn đầu trong các phát minh khoa học công nghệ và kinh tế. Sự thay đổi về mặt tư tưởng của họ dẫn đến sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực khác.

Còn phương Đông thì sao? Lấy Trung Quốc cổ đại làm điển hình. Trung Quốc có một nền văn hóa lâu đời hơn 5000 năm với những phát minh đi trước châu Âu như thuốc súng, giấy, đồng hồ, la bàn…Về mặt chính trị, Trung Quốc xây dựng được nhà nước phong kiến tập quyền thống nhất sớm hơn phương Tây rất nhiều với bộ máy chính quyền chặt chẽ. Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên có hình thức thi cử để tuyển chọn nhân tài làm quan thay cho hình thức cha truyền con nối. Nền tảng triết học cổ đại của Trung Quốc là Nho giáo. Mặt ưu việt của Nho giáo là nó thiết lập một trật tự xã hội khá hoàn chỉnh với sự xác định cụ thể vai trò và bổn phận của từng thành viên trong xã hội và gia đình. Người khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử, một nhà triết học với tư tưởng vượt bậc so với thời đại của ông. Tư tưởng của Nho giáo sơ khai có nhiều nét tiến bộ như khuyến khích người đàn ông phải có chí lập thân và cống hiến cho xã hội, khuyên các vị vua phải biết thương dân và lấy đức trị dân, quan lại phải biết thanh liêm, lấy dân làm gốc. con cái phải hiếu đạo với cha mẹ, vợ chồng phải thương yêu và tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, sự tiến bộ về tư tưởng của Khổng Tử khiến cho ông phải lận đận lao đao trên đường công danh hơn nửa đời người. Suốt hơn 30 năm, Khổng Tử rời quê hương nước Lỗ của mình đi khắp các nước chư hầu lớn nhỏ khác để trình bày học thuyết của mình với các vị vua nhưng không ai dùng ông. Có nước ông bị ngó lơ không thèm ngó ngàng tới, có nước ông được phong cho một chức quan nhỏ thu thuế nhưng không được bàn đến chính sự, có nước ông còn bị họa sát thân tưởng khó bảo toàn tính mạng vì lời dèm pha của những kẻ ganh ghét. Ngày ông về lại nước Lỗ thì râu tóc đã bạc phơ, nhà cửa dột nát, con thì đã lớn, vợ cũng đã già. Nói chung cả cuộc đời của Khổng Tử về đường công danh là một sự thất bại vì sự đi trước thời đại của mình.

khong-tu

Sinh thời Khổng Tử có hơn 3000 học trò trong đó có 72 người thành đạt và truyền bá Nho giáo như Tăng Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử…Học từ gương thất bại của thầy, các học trò của Khổng Tử đã thay đổi cốt lõi của Nho giáo để biến nó từ một tư tưởng triết học tiến bộ thành một hệ tư tưởng khắc nghiệt phục vụ tuyệt đối cho sự cai trị của giai cấp thống trị. Nhờ vậy họ mới được thăng quan tiến chức và rộng mở công danh. Chính cái Nho giáo biến thể đó đã mang lại sự trì trệ lạc hậu của phương Đông bao gồm Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo.

Trước hết, Nho giáo thiết lập sự ràng buộc tuyệt đối “tam cương”: 1/ “quân thần cương”: làm thần tử phải tuyệt đối trung thành với vua (“quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”), đặt sự trung thành với giai cấp thống trị lên trên lòng yêu nước (“trung quân, ái quốc”), 2/ “phụ tử cương”: con cái tuyệt đối phải nghe lời cha mẹ (“phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”) ràng buộc con cái trong cái vòng lẩn quẩn của chữ hiếu mù quáng (“phụ mẫu tồn bất khả viễn du” = còn cha mẹ thì không được đi xa) hoặc khi cha mẹ mất thì phải bỏ hết việc về thủ tang 3 năm, dựng lều bên cạnh mồ cha mẹ, và 3/ phu phụ cương: vợ phải lệ thuộc tuyệt đối vào chồng (“tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”), coi rẻ phụ nữ (“nam tôn, nữ ti”: đàn ông cao quý, đàn bà thấp hèn, hay “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” = mười người con gái không bằng một đứa con trai). Những gì không đúng với cái vòng kim cô “tam cương” lập tức bị vùi dập không thương tiếc. Bên cạnh đó, vai trò của người thầy được thổi phồng quá đáng. Thầy đứng thứ hai trong ba ngôi “quân, sư, phụ”. Cãi thầy còn tệ hơn là bất hiếu với cha. Điều này dẫn dến việc hạn chế trong việc truyền bá kiến thức và tiếp nhận kiến thức. Nếu Nho giáo sơ khai khuyến khích việc “lập thân” với tinh thần cống hiến cho đời, điều mà Khổng Tử đã làm thì Nho giáo sau này đặt việc “vinh thân phì gia” “làm rạng rỡ tông môn” quan trọng hơn việc cống hiến thực sự. Việc cống hiến bị coi nhẹ và đặt sau nhiệm vụ vun đắp cho gia tộc. Khi người phương Tây dấn thân bất chấp hiểm nguy để tìm ra những vùng đất mới, khám phá và phát minh, đàn ông phương Đông cùng thời đại chỉ lo chăm chăm vun đắp cho tông môn dòng dõi của gia tộc mình. Thứ ba, Nho giáo đề cao quá mức những kẻ “có học” (tức là những kẻ học thuộc lòng những bộ sách giáo khoa cốt lõi của Nho giáo như Tứ Thư, Ngũ Kinh) mà coi rẻ sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác như công nghiệp và thương nghiệp mà quên rằng công và thương mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Những người được coi trọng nhất trong xã hội Nho giáo là những người thuộc làu sách Thánh Hiền, suốt ngày uống rượu ngâm thơ và trích dẫn điển tích trong sách cổ. Hơn mấy ngàn năm khoa cử, đề thi chỉ duy nhất đúng một kiểu: đưa ra một lời dạy của một bậc tiền nhân nào đó rồi các thầy khóa tha hồ dựa vào đó mà tán hươu tán vượn. Người nào trích được nhiều điển tích nhất, người nào sành chữ nghĩa nhất, người nào khéo léo nịnh vua nhất sẽ đậu trạng nguyên. Một chữ phạm húy (trùng với tên vua hoặc người trong hoàng tộc) cũng bị họa sát thân, một nét sổ sai cũng bị đánh rớt oan uổng. Chế độ khoa cử tuyển chọn hiền tài nhìn sơ qua có vẻ công bằng và hợp lý rốt cục lại vô cùng hủ lậu và lạc hậu.

nho-giao

Trong khi phương Tây tiến bộ vùn vụt từ thế kỉ 14 trờ đi nhờ có phong trào Phục Hưng, phương Đông với sự thống trị của ý thức hệ Nho giáo vẫn chìm đắm trong sự u mê và lạc hậu cho tới tận đầu thế kỷ 20. Sách sử ghi lại chuyện vô cùng nực cười khi sứ thần Mỹ đến Trung Quốc xin yết kiến vua Càn Long để thiết lập mối quan hệ ngoại giao đã bị vua Càn Long từ chối khi biết rằng nước Mỹ không có hoàng đế chỉ có tổng thống và tổng thống là do người dân bầu ra chỉ có nhiệm kì 4 năm. Hoàng đế Đại Thanh càng ngạc nhiên hơn nữa khi biết quần thần Hoa Kỳ khi gặp tổng thống không phải quỳ gối và tung hô vạn tuế. Với một đất nước “man di, mọi rợ” không biết thế nào là “đạo quân thần” như thế, thì kết giao với nó chẳng khác nào sỉ nhục quốc thể của thiên triều. Sự ngạo mạn đó đã phải trả cái giá rất đắt khi chỉ hơn trăm năm sau, liên quân sáu nước châu Âu tiến thẳng vào Bắc Kinh thiêu rụi Di Hòa Viên và bắt đầu chia sẻ “miếng bảnh Trung Quốc” trước sự bất lực hoàn toàn của vua tôi Đại Thanh. Ở Việt Nam cũng xảy ra một chuyện tương tự như vậy khi phó sứ Nguyễn Trường Tộ sau chuyến đi Tây về đã tâu với vua Tự Đức về những gì tai nghe mắt thấy ở Pháp: xe chạy không cần ngựa kéo, đèn sáng không cần dầu thắp với hi vọng canh tân đất nước. Thay vì ghi nhận và tìm hiểu những điều lạ lùng đó, Tự Đức đùng đùng nổi giận đòi lôi Nguyễn Trường Tộ ra chém đầu vì tội “khi quân phạm thượng” dùng lời “xằng bậy” để lừa dối thiên tử. Không cần nói chắc ai cũng biết, Việt Nam cũng trở thành miếng mồi ngon cho Pháp không lâu sau đó vì sự lạc hậu cổ hủ của mình.

Hi vọng sự so sánh lần này về sự phát triển của hai luồng tư tưởng Đông Tây qua các giai đoạn lịch sử sẽ giúp các bạn, những người biết trăn trở và suy nghĩ hiểu được rõ ràng hơn về cốt lõi của sự suy yếu và lạc hậu của đất nước mà có lựa chọn đúng đắn cho tương lai, đừng tiếp tục mê muội và tự huyễn hoặc bản thân với những cái “truyền thống dân tộc” lỗi thời nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phương Dung
19/10/2017 14:38:21
Nguyên nhân có sự khác nhau:
- ở phương Đông: nền kinh tế chính là nông nghiệp nên cần có sự đoàn kết và điều hành của một ông vua, triều đình thống nhất để cai quản hoạt động sản xuất, làm thủy lợi, huy động một số đông dân. Do đó vua luôn là hình ảnh địa diện cho sự thống nhất quốc gia.
- phương Tây: kinh tế chính là thương nghiệp, thủ công nghiệp nên không cần một ông vua chuyên chế để cai quản, kinh tế công thương nghiệp coi trọng sự công bằng hơn nữa họ muốn không chỉ có địa vị kinh tế mà còn có địa vị xã hội nên đó cũng có thể là lý do hình thành nhà nước dân chủ chủ nô ở các quốc gia cổ đạu phương tây. Do đó nhà nước dân chủ ở phương Tây còn nhằm hạn chế sự chuyên quyền độc đoán của các ông vua như các nước phương Đông.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×