Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích tại sao virut không được xếp vào giới sinh vật nào?

1. Giải thích tại sao virut không được xếp vào giới sinh vật nào?
2. Giải thích các giai đoạn xâm nhiễm của HIV, các biện pháp phòng ngừa
3. Nhận định về virut cơ hội, bệnh cơ hội, cách xâm nhiễm và gây bệnh của pha gơ và virus HIV
4. Giải thích nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm và một số loại bệnh truyền nhiễm
5 trả lời
Hỏi chi tiết
4.546
7
0
Quỳnh Anh Đỗ
24/04/2018 18:26:35
1.
1. Virus là 1 loài vi khuẩn nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Thứ nhất về đặc thù cấu trúc và mọi đặc tính sinh học khác, virus có hoàn toàn khác biệt với vi khuẩn, và với tất cả các loài sinh vật khác. Trong nhóm vi khuẩn có những vi khuẩn có kích thước siêu nhỏ (so với kích thước vi khuẩn thông thường).
2. Virus có cấu trúc siêu việt hơn vi khuẩn. Cấu trúc của virus là cực kỳ đơn giản và chỉ có các dấu hiệu của sinh vật sống khi nó nằm trong tế bào vật chủ. Do vậy, nguồn gốc của virus, vị trí phân loại của virus trong cây phát sinh vẫn là dấu hỏi lớn của các nhà sinh học.
3) Không thể gọi virus là sinh vật. Lí do:
- Vi khuẩn có cấu tạo tế bào còn virus thì không
- Vi khuẩn có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng còn virus thì không
- Vật chất di truyền của vi khuẩn có cả ADN và ARN còn virus thì chỉ có hoặc ADN hoặc ARN
- Vi khuẩn có riboxom và các enzime cần thiết cho qua trình tổng hợp Prôtêin còn virus thì không.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
24/04/2018 18:28:24
2. Có 04 giai đoạn nhiễm HIV:
1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).
2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.
3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.
4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:
- Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).
- Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.
- Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.
- Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.
CÁCH PHÒNG, TRÁNH:
1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV
2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
24/04/2018 18:30:19
C3:
Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng trở thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
24/04/2018 18:32:40
C4: Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm
- Vi khuẩn: Những sinh vật gây ra các bệnh như viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lao.
- Virus: Là nguyên nhân của vô số bệnh khác nhau, từ cảm lạnh thông thường đến AIDS.
- Nấm: Nhiều bệnh ngoài da, chẳng hạn như bàn chân do nấm. Nấm có thể lây nhiễm nhanh qua phổi hoặc hệ thần kinh.
- Ký sinh trùng: Sốt rét là do một ký sinh trùng rất nhỏ được truyền đi bằng muỗi cắn. Những loại ký sinh trùng khác có thể được truyền qua cho con người từ phân động vật.
Các bệnh truyền nhiễm là tất cả những gì gây ra bởi chất gây nhiễm trùng - chẳng hạn như vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng.
Các bệnh truyền nhiễm thường gặp
- Bệnh đường hô hấp:
Đối tượng: Các loại virus như SARS, H5N1, H1N1,… gây các bệnh viêm phổi, cảm lạnh, viêm đường hô hấp.
Con đường xâm nhập: Virus từ sol khí qua niêm mạc, mạch máu tới các cơ quan của đường hô hấp. 
- Bệnh đường tiêu hóa: Quai bị, tiêu chảy, viêm gan,…
Con đường xâm nhập: Virus xâm nhập qua miệng và nhân lên trong mô bạch huyết và xâm nhập vào máu tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa hoặc vào xoang ruột để theo phân ra ngoài.
- Bệnh đường thần kinh: Bệnh dại, viêm màng não, bại liệt...
Con đường xâm nhập: Virus xâm nhập vào cơ thể và vào máu hoặc dây thần kinh ngoại vi và hệ thần kinh trung ương.
- Bệnh lây qua đường sinh dục: Mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung,...
Con đường xâm nhập: Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục.
- Bệnh da: Đậu mùa, mụn cơm, sởi...
0
0
Vi Vi
24/04/2018 19:23:48
Bùi Diệp :> cảm ơn bạn 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo