Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích tên gọi Hà Nội? Viết 1 đoạn văn trình bày hiểu biết của em về một công trình kiến trúc hoặc 1 danh nhân Hà Nội thế kỉ XIX?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
632
2
0
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nếu nói Hà Nội là trái tim của nước Việt Nam, thì quảng trường Ba Đình chính là trái tim của Hà Nội. Nơi đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hay còn gọi một cách gần gũi là Lăng Bác được xây dựng vào ngày 29/8/1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng màu mận chín.
Lăng được xây dựng trên nền cũ của Quảng trường Ba Đình lịch sử, với sự trợ giúp từ các chuyên gia Liên Xô và vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Đây là công trình kiến trúc thể hiện lòng thành kính của nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng cũng được coi là một trong những kiến trúc đẹp của thế giới.
Kể từ khi khánh thành Lăng đến nay đã có gần 50 triệu lượt người, trong đó có gần 8 triệu lượt người nước ngoài ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và tổ chức quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với mỗi người dân Việt Nam, vào Lăng viếng Bác đã trở thành một nhu cầu tình cảm, một phong tục tập quán mới, một sinh hoạt truyền thống biết ơn cội nguồn.
Nhiều người nước ngoài coi Lăng là một địa chỉ thiêng liêng, hấp dẫn mỗi khi tới Việt Nam. Đây còn là công trình văn hóa đặc biệt, là nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của đất nước, nơi tổ chức các buổi mít tinh, duyệt binh, diễu hành chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc…
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Được xây dựng vào năm 1070, dưới đời vua Lý Thánh Tông với mục đích dùng để làm nơi thờ Khổng Tử, đặt bia Tiến sĩ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đồng thời cũng được xem như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Đây là quần thể di tích đặc biệt của Thủ đô, nơi hội tụ của giá trị di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, lịch sử và nghệ thuật, khoa học và giáo dục, thông tin tư liệu ký ức, niềm tự hào của người dân Thủ đô và dân tộc Việt Nam trong truyền thống ngàn năm văn hiến.
Kết cấu khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: Khu vực Nhập đạo; Khu thành đạt nơi có công trình Khuê Văn Các - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội; Khu Nhà bia Tiến sỹ - nơi lưu giữ 82 tấm bia đá Di sản tư liệu Thế giới; Khu Điện Đại thành - nơi thờ Khổng tử và các bậc tiên hiền Nho học; Khu Thái học là nơi tôn vinh Hoàng đế Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông, thầy giáo Chu Văn An và các bậc danh nhân.
Hiện nay, UNESCO đã công nhận 82 tấm bia tại Văn Miếu là Di sản Tư liệu Thế giới. Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Chính vì mang ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực giáo dục mà Văn Miếu luôn là điểm đến tham quan, tìm hiểu, học tập của nhân dân trong nước, du khách quốc tế và nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Nhà hát Lớn Hà Nội
Tọa lạc trên Quảng trường Cách Mạng Tháng 8, tại phố Tràng Tiền, Nhà hát Lớn luôn là điểm đến lý tưởng cho những người yêu nghệ thuật cổ điển. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của Nhà hát, đồng thời còn được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng như văn hóa nghệ thuật cổ điển của các nước trên thế giới.
Nhà hát Lớn Hà Nội được khởi công xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911. Cho đến nay, đây vẫn là nơi tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật lâu đời nhất, tiêu biểu nhất, trang trọng nhất Việt Nam, phù hợp với các chương trình nghệ thuật sân khấu và âm nhạc đẳng cấp cao, đáp ứng trình độ biểu diễn quốc tế.
Điểm đặc biệt của công trình này, đó là vẻ đẹp cổ điển hiện rõ qua từng đường nét và vóc dáng của tòa nhà. Là công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển Châu Âu (thời Phục hưng), Nhà hát Lớn Hà Nội phần nào chịu ảnh hưởng từ kiến trúc Nhà hát Opera Paris của Pháp. Chính vì vậy, toàn bộ tòa nhà luôn toát lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái và lộng lẫy.
Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình có giá trị rất lớn về mặt lịch sử, kiến trúc và giá trị sử dụng. Đây là một di tích của giai đoạn phát triển kiến trúc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và là nơi đã chứng kiến những giây phút hoà bình đầu tiên trên đất nước.
Trải qua một thế kỷ với biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, Nhà hát Lớn vẫn tồn tại vững bền, trở thành một địa chỉ văn hóa lớn và một công trình kiến trúc đẹp của Thủ đô.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Portgas ( Gol ) D. ...
02/03/2018 20:01:39
Giải thích tên gọi Hà Nội?
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Namqua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố lớn thứ 2 cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân sốvới 7.742.200 người (năm 2017), sau Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là hơn 8 triệu người. Hiện nay, thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.
Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành 1 trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.
Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là "Tiểu Paris Phương Đông" thời bấy giờ. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
1
1
Tên gọi Hà Nội vì:
Sau khi diệt triều Tây Sơn, vua Gia Long đã đổi phủ Phụng Thiên ( vốn là đất đai của kinh thành Thăng Long cũ ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là một đơn vị trực thuộc ngang với trấn tức trực thuộc trung ương mà đại diện là Tổng trấn Bắc Thành. Đến năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831 ) vị vua này tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn, xoá bỏ Bắc Thành ( gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc ) ở miền Bắc, chia cả nước ra làm 29 tỉnh trong đó có 15 tỉnh trực thuộc trung ương. Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Tây Sơn, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam.
- phủ Hoài Đức gồm 3 huyện : Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm
- phủ Thường Tín gồm 3 huyện : Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên
- phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện : Sơn Minh ( nay là Ứng Hòa ), Hoài An ( nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức ), Chương Đức ( Nay là Chương Mỹ - Thanh Oai )
- phủ Lý Nhân gồm 5 huyện : Nam Xang ( nay là Lý Nhân ), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục
Danh từ Hà Nội bắt đầu có từ bấy giờ ( 1831 ).
Hà Nội có nghĩa nằm trong sông, vì tỉnh mới Hà Nội được bao bọc bởi 2 con sông : sông Hồng và sông Đáy. Như vậy tỉnh Hà Nội lúc đó gồm thành phố Hà Nội, nửa chính đông tỉnh Hà Tây ( chính là tỉnh Hà Tây thời Pháp thuộc ) và toàn bộ tỉnh Hà Nam. Như vậy rõ ràng tỉnh Hà Nội có đại bộ phận nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đáy.
Có người cho rằng chữ Hà Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử ( Thiên Lương Huệ Vương ) : "Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ tức ư Hà Nội" ( nghĩa là : Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc từ Hà Đông về Hà Nội ). Nguyên ở Trung Quốc thời Mạnh Tử ( thế kỷ III tr.CN ) phía bắc sông Hoàng gọi là đất Hà Nội, phía Nam là Hà Ngoại. Vùng đất Hà Nội ấy nay ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng khi tới địa đầu tỉnh Sơn Tây ngày nay thì chạy theo hướng Bắc - Nam, trở thành ranh giới giữa hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông sông Hoàng nên thời cổ có tên là đất Hà Đông, còn Thiểm Tây là Hà Tây. Thực sự cũng có việc dùng câu sách Mạnh Tử nói trên, nhưng đó là trường hợp năm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, người ta mới dùng tên Hà Đông ( dựa vào tên Hà Nội đã có từ trước )
0
0
Portgas ( Gol ) D. ...
02/03/2018 20:02:24
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Namqua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố lớn thứ 2 cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân sốvới 7.742.200 người (năm 2017), sau Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là hơn 8 triệu người. Hiện nay, thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.
Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành 1 trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.
Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là "Tiểu Paris Phương Đông" thời bấy giờ. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư