Cuối triều Hán, Trung Quốc lại rơi vào tình trạng rối loạn. Nông dân nổi dậy chống chính quyền phong kiến, còn bọn quý tộc quan lại thì chia sẻ đất nước thành nhiều quốc gia nhỏ, hỗn chiến liên miên. Cuối thế kỉ VI, Trung Quốc thống nhất trở lại dưới triều nhà Tuỳ (581 – 618). Sau đó Lý Uyên cướp ngôi nhà Tuỳ, lập ra nhà Đường (năm 618 – 907).
Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên. Cùng với việc củng cố bộ máy triều đình, các hoàng đế nhà Đường đã thi hành hai việc đáng chú ý: một là cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ, cai trị các vùng biên cương (đây là chức quan chỉ huy, cai quản cả dân sự và quân sự); hai là đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Không phải chỉ có dòng dõi quý tộc, mà con em địa chủ, nếu học giỏi có tài, thi đỗ cũng có thể ra làm quan, được phong tước vị. Như thế, chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến đến thời Đường đã được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
Với sức mạnh và quyền lực to lớn của mình, các vua nhà Đường tiếp tục đi xâm chiếm đất đai. Nhà Đường đã đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông ở phía bắc, chinh phục Tây Vực ở phía tây (nay là Tân Cương), xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ thống trị ở “An Nam” (lãnh thổ nước ta thời ấy), ép nước Tây Tạng phải thần phục. Trải qua các thời Tần, Hán, nhất là thời Đường, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
Sự phát triển đỉnh cao của chế độ phông kiến Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện:
*Về kinh tế:
Thời nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
- Về nông nghiệp: Thực hiện chích sách quân điền, với nội dung:
+ Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cây
+ Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đát làm bổng lộc
+ Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước. Ruộng trồng dâu đước cha truyền con nối
- Về thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in gốm, sứ phát triển. Phường hội xuất hiện
- Về ngoại thương được mở rộng: “Con đường tơ lụa” hình thành.
*Về chính trị
- Sự hoàn thiện bộ máy từ trung ương đến địa phương
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương, cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.
+ Đặt các khoa thi để tuyển chon người làm quan
+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
- Dưới thời Đường tiếp tực chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng