Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giới thiệu về chùa Hương

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
442
0
0
Mùa xuân khi đất trời giao hòa , thiên nhiên tươi tốt , lòng người hân hoan cũng là lúc nhiều lễ hội dân gian ở nước ta tưng bừng vào hội . Hội xuân là thời điểm cuốn hút nhất n người ta đi chùa , tham gia lễ hội để thể hiện lòng thành tâm, cầu an cho cả năm đồng thời có dịp hòa mình vào những lễ hội đậm sắc văn hóa dân tộc .
Người việt tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về chốn tâm linh sau những năm tháng vất vả trong cuộc mưu sinh . Hòa vào dòng người đi lễ để cảm nhận được sự giao hòa của đất trời khi vào xuân . Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang cùng mùi thơm của khói hương , hoa lễ luôn làm cho tâm hồn con người thanh bình đến lạ . Và có thể bắt gặp hình ảnh dòng người Việt hành hương về cõi phật khi mùa xuân về .
Chùa Hương đã trở thành một địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế.
Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn Hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương , hành trình về một miền đất phật . Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành , để dâng lên người một nén tâm hương . một lời nguyện cầu , hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quện với thiên nhiên , ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh .Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn , huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội.
Ngày mùng 6 tháng giêng là ngày khai hội Chùa Hương , lễ hội kéo dài đên hết tháng 3 âm lịch , ngày này vốn là ngày mở cửa rừng , của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội .
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng , khong chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào , Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắ liền với núi rừng , và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn , với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo , tạo hóa đã khéo bày đặt cho mơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó . nó trở lên lung linh sinh động và nhiều màu sắc , chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân tộc đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật . Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ , nó đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi tới Chùa Hương , để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được tháp một nén tâm hương . Trước một danh thắng như vậy các vị vua chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục . Năm 1770 khi chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích (Nam Thiên Đệ Nhất Động ) động đẹp nhất trời nam , và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đè bút như : Chu Mạnh Trinh , Cao Bá Quát , Xuân Diệu. Chế Lan Viên , Hồ Xuân Hương .........Giờ đây Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền , mà là di tích quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc , vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật . của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay .
Để du khách đã đến với Chùa Hương và những người chưa có dịp đến với Chùa Hương tìm hiểu thêm về vùng đất "Tiểu Sơn Lâm Mà Có Đại Kỳ Quan"

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0

1. Mở bài:
Giới thiệu chung:
- Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
- Sau Tết Nguyên Đán là dịp chùa Hương mở hội. Hội chùa Hương kéo dài gần như suốt mùa xuân.
2. Thân bài:
* Thuyết minh về chùa Hương.
+ Vị trí của chùa Hương:
- Thắng cảnh chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Nay thuộc Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 70 km về phía Tây Nam.
- Từ Hà Nội đi qua Hà Đông, qua Vân Đinh... đến bến Đục thì dừng xe, xuống đi dọc theo dòng suối Yến Vĩ chừng 3 km là đến đền Trinh.
+ Đặc điểm:
- Điều hấp dẫn của chùa Hương là sự kết hợp hài hoà giữa núi non, sông suối và đồng ruộng, tạo nên khung cảnh thiên nhiên đa dạng, đẹp như một bức tranh sơn thuỳ.
- Khách hành hương đủ mọi thành phần, lứa tuổi, từ khắp mọi miền đất nước tấp nập đến với chùa Hương.
- Các ngôi chùa nằm rải rác từ chân núi lên đỉnh núi.

- Động Hương Tích lớn nhất, đẹp nhất, được chúa Trịnh Sâm ban tặng 5 chữ: “Nam thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất trời Nam).
- Cảnh sắc kì diệu trong lòng động hiện ra trong ánh sáng huyền ảo. Chính giữa động có pho tượng Quán Thế Âm Bổ Tát. Xung quanh là những nhũ đá hình cây vàng, cây bạc, buồng tằm, nong kén, núi Cô, núi Cậu... và đặc biệt là hình chín con rồng trên vòm động.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của bản thân.
- Du khách đi chùa Hương không chỉ để lễ Phật cầu phúc mà còn để hoà mình với thiên nhiên tươi đẹp. Từ đó càng thêm yêu mến quê hương, đất nước.

BÀI LÀM

Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn. Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, cách trung lâm Thủ đô khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đinh, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò đọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cảnh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!

Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hoá với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bổng... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khối hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hổn đểu lâng lâng, thoát tục. Trên con đường dốc quanh co, dòng người nối theo nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hoá thành quen qua câu chào: “Nam mô A Di Đà Phật". Nhiều cụ bả chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, chân bước thoăn thoắt chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường.

Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tinh. Du khách khoan khoái hít căng lổng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi xuống động. Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhìn từ bên ngoài, cửa động giống như miệng một Con rồng khổng lồ đang há rộng. Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động bằng phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cẩu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng, cót thóc... Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên... cứ việc thắp nhang rổi thành tâm khấn vái, biết đâu Trời sẽ thương, Phật sẽ độ trì cho được như ý.

Đi hội chùa Hương ít nhất phải hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bổng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bống, ta sẽ đắm minh trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó. Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này.

Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đểu có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắng xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước : Muốn ăn rau sắng Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa... Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.

2
0
Tiểu Khả Ái
09/04/2018 21:52:06

Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Thắng cảnh chùa Hương thuộc xã Hương Sơn , huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, cách trung lâm Thủ đô khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đinh, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò đọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cảnh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!

Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hoá với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bổng... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khối hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hổn đểu lâng lâng, thoát tục. Trên con đường dốc quanh co, dòng người nối theo nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hoá thành quen qua câu chào: “Nam mô A Di Đà Phật". Nhiều cụ bả chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, chân bước thoăn thoắt chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường.

Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tinh. Du khách khoan khoái hít căng lổng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi xuống động. Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhìn từ bên ngoài, cửa động giống như miệng một Con rồng khổng lồ đang há rộng. Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động bằng phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cẩu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng, cót thóc... Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên... cứ việc thắp nhang rổi thành tâm khấn vái, biết đâu Trời sẽ thương, Phật sẽ độ trì cho được như ý.

Đi hội chùa Hương ít nhất phải hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bổng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bống, ta sẽ đắm minh trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó. Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này.

Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đểu có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắng xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước : Muốn ăn rau sắng Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa... Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
10/04/2018 12:51:45
Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hoá với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bổng... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khối hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hổn đểu lâng lâng, thoát tục. Trên con đường dốc quanh co, dòng người nối theo nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hoá thành quen qua câu chào: “Nam mô A Di Đà Phật". Nhiều cụ bả chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, chân bước thoăn thoắt chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường.
Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tinh. Du khách khoan khoái hít căng lổng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi xuống động. Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhìn từ bên ngoài, cửa động giống như miệng một Con rồng khổng lồ đang há rộng. Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động bằng phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cẩu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng, cót thóc... Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên... cứ việc thắp nhang rổi thành tâm khấn vái, biết đâu Trời sẽ thương, Phật sẽ độ trì cho được như ý.
Đi hội chùa Hương ít nhất phải hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bổng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bống, ta sẽ đắm minh trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó. Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này.
Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đểu có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắng xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước : Muốn ăn rau sắng Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa... Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×