Ngay từ những ngày đầu tiên ngồi trên ghế nhà trường, hẳn nhiều học sinh được nghe thầy cô giáo nói về Việt Nam là một đất nước “rừng vàng biển bạc”. Quả thật, Việt Nam chúng ta may mắn được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Nhưng điều này liệu có thực sự là tốt và đáng tự hào?
Trước hết, câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” là một cách ông cha ta thể hiện lòng tự hào về thiên nhiên trù phú của giang sơn gấm vóc Việt Nam. Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu ái với đường bờ biển trài dài với nhiều loại thủy hải sản, đất đai màu mỡ tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật phát triển, có nhiều loại khoáng sản được phân bó nhiều nơi trên khắp cả nước, … Với những thuận lợi như vậy, đất nước ta thực sự có cơ hội lớn để phát triển, đời sống nhân dân phần nhiều được đầy đủ, cải thiện.
Tuy nhiên, khi được giảng giài về câu nói “Rừng vàng biển bạc”, nhiều học sinh lại có cái nhìn chưa thực sự đúng đắn. Họ cho rằng đất nước mình như vậy là quá đầy đủ cho nên có thể ỷ lại vào sự giàu có đó để lơ là việc học hành. Đây cũng có thể được coi là một sai sót trong nền giáo dục.
Thực tế hiện nay, có rất nhiều người đang khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bừa bãi. Họ chặt phá rừng, khái thác tài nguyên khóang sản, săn bắt động vật hoang dã,… nhằm thu lợi nhuận cho chính mình. Việc làm này đã gây tác đông không nhỏ tới môi trường và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhiều người dân. Chặt phá rừng trái phép, đặc biệt là rừng đầu nguồn, khiến cho đất đai bị xói mòn, hạn hán, lũ lụt kéo dài triền miên và xảy ra liên tiếp tại một số khu vực. Nạn săn bắn động vật hoang dã khiến nhiều loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Khai thác sắt, dầu khí, … bừa bãi khiến cho việc sử dụng chúng không thực sự hiệu quả, làm tiêu hao tài nguyên Việt Nam trong khi chúng ta vẫn phải đi nhập khẩu nhiều mặt hàng của các quốc gia khác.
Vậy làm thế nào để thay đổi thực trang? “Rừng vàng biển bạc” là câu nói khiến cho chúng ta thêm yêu, thêm quý trong quê hương đất nước mình. Bên cạnh đó, nó cũng đưa ra một vấn đề đó chính là chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn. Đặc biệt là thế hệ trẻ – những người đang được giáo dục về bài học này – càng cần có ý thức hơn về suy nghĩ và hành vi của chính mình.
“Rừng vàng biển bạc” là một câu thành ngữ đúng về đất nước ta. Ta cần phải có cách hiểu và cái nhìn đúng đắn về câu thành ngữ này để có định hướng rõ ràng trong tương lai để đất nước ta phát triển không phải nhờ việc khai thác, mà là nhờ khả năng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đó.