Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, trên con đường xây dựng, phát triển toàn diện, các nhà nước Lý – Trần đã thừa hưởng kinh nghiệm, kế tục hoạt động đối ngoại từ thế kỷ trước, nâng lên thành quốc sách với đường lối đối ngoại khôn khéo có hiệu quả trong hoàn cảnh lịch sử mới.
Mặc dù bị đại bại trong cuộc xâm lược Đại Cồ Việt cuối năm 980, đầu năm 981, nhưng giấc mộng chiếm lại quốc gia của người Việt ở phía Nam của nhà Tống vẫn chưa dứt. Vào năm 1077, nhà Tống một lần nữa lại đem quân xâm lược Đại Việt và bị “phơi áo” trên chiến tuyến sông Như Nguyệt.
Khi Trung Hoa bị người Mông Cổ chinh phục dẫn đến nền thống trị của nhà Nguyên, lại một phen Đại Việt phải chịu đựng ba lần xâm lược của Nguyên – Mông.
Sau khi nhà Minh thay thế nhà Nguyên, nguy cơ bị xâm lược lại đến gần với Đại Việt và đã thành hiện thực năm 1406 dưới thời nhà Hồ.
Những sự kiện lịch sử nói trên cho thấy, quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần vừa mới giành lại được độc lập tự chủ vẫn nằm trong mưu đồ thôn tính, lập lại ách đô hộ của các vương triều phương Bắc. Tình thế đó đặt ra cho các vương triều này một thế ứng xử, quan hệ rất khó khăn, phức tạp để đất nước được tồn tại và tiếp tục phát triển.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |