LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lắng nghe hay chờ một viên đá. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề trên

2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.684
3
3
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
06/12/2017 21:52:34
Đất nghe tiếng thì thầm của cỏ. Non cao nghe tiếng du dương của rừng thông. Ghềnh đá nghe tiếng róc rách của dòng suối. Gió nghe tiếng diều sáo thổi vi vu. Rừng thu nghe tiếng mùa thay lá. Vườn hoa nghe tiếng vội vã của bầy ong. Vạn vật trong vũ trụ lắng mình để nghe thanh âm của loài khác. Muôn loài trong trời đất yên lặng để thấu hiểu cảm giác của vũ trụ. Trong chiều hướng đó, không ngạc nhiên khi người ta nói “Biết lắng nghe. Điều kỳ diệu của cuộc sống”
Nếu trong nguyên tắc yêu thương cần có đối tượng để thương yêu thì trong nguyên tắc lắng nghe cũng cần có đối tượng để lắng nghe. Vì yêu thương không chỉ là việc riêng của chủ thể và lắng nghe không chỉ là điều riêng của bản thân. Nếu ta yêu thương ai thì người đó là đối tượng để thương yêu. Nếu ta đang lắng nghe ai thì người kia là đối tượng đang cần sự cảm thông, chia sẻ. Nếu ta được yêu thương thì ta là đối tượng của người kia. Còn ta được người khác lắng nghe thì ta là người đang cần sự sẻ chia của người khác. Vì thế, câu nói gợi lên trong ta về sự quan trọng và điều cần thiết của việc lắng nghe, bởi lắng nghe không chỉ để xoa dịu những nỗi đau mà còn để cảm thông và chia sẻ.
Người Mỹ dùng chữ “listening deeply” (nghe thật sâu) nghĩa là, chỉ mới biểu lộ thiện chí muốn nghe chứ không có thái độ toàn tâm, toàn ý khi nghe. Còn chữ “lắng nghe” của người Việt được hiểu rất hay, phải “lắng” thì mới “nghe” được. Chữ “lắng” ở đây là để cho lòng mình yên tĩnh, không để những mưu cầu hay chống đối làm phân tâm. Còn chữ “nghe” là đặt mình trong hoàn cảnh của đối tượng. Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” là lắng mình xuống, không suy tư, không cố chấp, buông bỏ mọi thành kiến hay những phiền muộn trong tâm để nghe người khác với tất cả lòng thành. Vì thế, “nghe thật sâu” của người Mỹ không mạnh bằng ý nghĩa “lắng nghe” của người Việt.
Hiểu theo nguyên ngữ của việc lắng nghe là vậy, nhưng khi quy chiếu vào thực tế thì khác xa, bởi con người ngày nay phần nhiều chạy theo nhu cầu hưởng thụ. Ngay cả những người thân bên cạnh ta cũng không có thời gian để lắng nghe vì cứ mải mê lo kiếm tiền. Thế giới này chắc sẽ không có ánh sáng để vơi bớt tối tăm trong đêm đen nếu không có những người như bà Nancy, mẹ của Edison. Bà đã luôn lắng nghe, động viên và chia sẻ với Edison trong cuộc sống. Trong tiểu sử của Edison có kể lại giai thoại: “Một hôm, khi nhân viên thanh tra vào kiểm tra lớp học, thầy giáo của Edison chỉ vào cậu bé và nói: Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn. Edison rất căm giận hai chữ “điên khùng” và mang chuyện về kể với mẹ”. Và mẹ của Edison đã lắng nghe với tất cả tấm lòng cùng sự cảm thông chia se, nhằm giúp đỡ Edison vượt qua mọi khó khăn.
Bên cạnh đó, lắng nghe không chỉ hiểu ở lãnh vực tâm lý mà còn diễn tả ở con đường sự nghiệp. Vì sinh ra trong đời hầu như ai cũng được sự chỉ bảo của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Chỉ xét thái độ của người lắng nghe, nghĩa là phần lớn những người được thụ huấn nếu biết kiên trì học hỏi và đem ra thực hành những gì mình nghe được thì đường thành công vẫn luôn mở rộng. Để có được thành công trên con đường sự nghiệp như hôm nay, Ánh Viên đã luôn biết lắng nghe và thực hành những lời bảo ban của thầy cô giáo cũng như các huấn luyện viên, nhất là mỗi lần gặp khó khăn thì gia đình vẫn luôn là nơi cô chia sẻ nỗi niềm để qua đó tìm lại những “năng lượng đã bị mất”.
Mặt khác, lắng nghe không chỉ là tương quan của hai chủ thể mà nó còn là một tiếng nói nhiệm mầu chỉ bản thân mới cảm nhận được. Trong bài hát “Tôi đang lắng nghe” cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dùng những ca từ rất hay “Tôi im lặng để nghe tiếng thở dài, tôi im lặng để nghe lời của dòng sông, tôi im lặng để nghe tiếng thở than của ngọn đồi, tôi im lặng để nghe nỗi đau trên một bàn tay”. Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” để nhìn lại bản thân, cảm nhận tiếng động xung quanh, dù đó là tiếng thở dài, lời của dòng sông hay tiếng than vãn của ngọn đồi.
Cuộc sống có những biến đổi bất thường, dòng đời cũng lắm xoay chuyển không nguôi. Có những biến cố xảy đến làm ta sợ, có những bất ngờ không lường trước làm ta bơ vơ. Vì thế, không phải lúc nào con người cũng đủ tự tin để làm chủ bản thân, đủ vững chãi để bước đi trong cuộc sống. Lúc bơ vơ ta cần có ai đó để chia sẻ, lúc không vững chãi cần có một người để lắng nghe. Chia sẻ, lắng nghe trở thành nhu cầu của con người trong cuộc sống. Nếu chia sẻ làm cho con người bớt sầu khổ thì lắng nghe làm cho ta vơi đi niềm đau. Dung lượng trái tim của mỗi người có một giới hạn nhất định. Một nỗi khổ nếu được chứa đựng bởi hai trái tim thì sẽ vơi đi niềm đau. Nỗi đau quá lớn không được một ai ngồi bên cạnh để lắng nghe dễ làm người ta rơi vào trầm cảm và thường tự giam hãm trong “ốc đảo” của riêng mình. Nhất là trong xã hội ngày nay, khi con người chạy theo sự quyến rũ của tiền bạc, cứ hối hả với công việc “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”. Vì thế, xã hội hôm nay có nhiều người đang bị trầm cảm, đủ mọi thành phần. Có những đứa bé bị hiểu lầm hay không được bố mẹ quan tâm nên chúng tự nhốt bản thân trong phòng từ ngày này qua ngày khác, hoặc lao vào những thú chơi “ngông”. Có những người già không có được sự quan tâm của con cháu nên phải tìm đến những thú nuôi để tâm sự cho nguôi ngoai nỗi cô đơn. Có những bạn trẻ vì ôm mối sầu đau quá lớn, không biêt bày tỏ cùng ai nên họ thường tìm đến cái chết. Có những cặp vợ chồng không tìm được sự đồng cảm và tiếng nói chung từ người bạn đời nên họ thường tìm đến với những người bạn thân hay những chuyên gia tâm lý để “trút bầu tâm sự”. Vì thế, quan niệm nêu lên thật ý nghĩa, giúp con người gạt bỏ những bộn bề lao xao để cảm nhận mỗi phút giây của cuộc sống trôi qua là con người đang gần hơn với sự chết nhằm quý trọng mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống. Ngoài ra, lắng nghe là điều cần thiết của cuộc sống, nó không chỉ giúp ta hiểu được chính bản thân, sự vật xung quanh, giúp người khác vơi đi niềm đau, giúp người đối người được trải lòng mình. Đồng thời, tầm quan trọng biết lắng nghe nếu đem áp dụng vào cuộc sống sẽ giúp mỗi người thành công trên con đường sự nghiệp và công danh.
Lắng nghe là nhu cầu thiết thực của cuộc sống. Nỗi đau nếu được ai đó lắng nghe nó sẽ nhẹ thêm, nỗi thống khổ nếu được người khác sẻ chia nó sẽ vơi đi. Biết lắng sẽ giúp nhau dắt dìu bước qua những ngày tháng vất vả. Biết sẻ chia giúp những người xung quanh vượt qua tháng ngày gian nan. Vì thế, ngại ngùng gì ta không dừng lại để sẻ chia với người thân cận, mất mát chi không lắng mình xuống để nghe người xung quanh. Hiểu được tận cùng ý nghĩa của lắng nghe, ta sẽ thấy cuộc đời vẫn đẹp, trên vách đá vẫn có hoa nở đẹp tươi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
Trịnh Quang Đức
06/12/2017 21:56:09
Một tiếng chim kêu buổi sớm khiến ta thêm yêu cuộc sống, một điệu nhạc hay ru ta vào giấc ngủ, một lời nói chân thành có thể an ủi ta khi đớn đau, những điều kì diệu của cuộc sống có được là nhờ con người biết lắng nghe. Thế nhưng, người hiện đại lại mắc một căn bệnh rất phổ biến và nguy hiểm: căn bệnh không chịu lắng nghe. Shakespeare đã từng nói rằng: “Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến”.
Trong cuộc sống, lắng nghe không chỉ là sự thu nhận thông tin bằng thính giác, mà đó còn là một thái độ sống tích cực: sự quan tâm, thấu hiểu người khác, thái độ cầu thị, sẵn sàng tiếp thu, chấp nhận những ý kiến trái chiều. Ngược lại, “căn bệnh không chịu lắng nghe” chính là sự vô tâm, thờ ơ, là sự bảo thủ, hiếu thắng. Qua lời nhận định, Shakespreare muốn cảnh bảo chúng ta về tác hại của thái độ sống ích kỉ, cực đoan – căn bệnh “không chịu lắng nghe”.
Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, không ít người mắc căn bệnh không chịu lắng nghe. Giới trẻ hiếu thắng, bảo thủ, lao vào những cuộc tranh cãi vô nghĩa trên các trang mạng xã hội, không ai lắng nghe ai để rồi dẫn đến những xô xát không đáng có ngoài đời thực. Hoặc có người thì vô cảm, không lắng nghe và thấu hiểu nỗi đau của mọi người xung quanh. Vụ việc nữ sinh ở Trà Vinh bị bạn lấy ghế đánh vào đầu, dù gào khóc kêu cứu nhưng các bạn cùng lớp vẫn dửng dưng, vô cảm khiến chúng ta không khỏi đau lòng. Có khi, chúng ta không lắng nghe chính bản thân mình, không tìm ra được mục đích sống của mình, mà chạy theo những vỏ vật chất hào nhoáng bên ngoài, sống cuộc đời uổng phí. Hằng năm, vẫn có rất nhiều cử nhân ra trường mà thất nghiệp, hoặc phải làm trái ngành, vì họ học đại học không phải do đam mê, mà do kì vọng của gia đình, hoặc do bị cuốn theo những ảo tưởng của xã hội.
Căn bệnh không chịu lắng nghe mang lại rất nhiều tác hại trong cuộc sống. Nó khiến người ta trở thành những kẻ ích kỉ, tự cao tự đại. Nó khiến quan hệ giữa người với người bị tan rã, khiến mỗi cá nhân trở nên cô đơn, lạc lõng. Nó ngăn cản con người phát triển.Những ý tưởng mới lạ không được lắng nghe thì sẽ chìm vào quên lãng. Không lắng nghe, con người không thể nhận ra lỗi sai của mình để khắc phục, do vậy không thể trưởng thành. Nguyên nhân của căn bệnh nguy hiểm ấy là do cái tôi của mỗi người quá lớn, quá cố chấp. Mặt khác, con người thường sợ hãi những gì khác biệt, những gì họ không hiểu rõ.
Như vậy, để khắc phục căn bệnh không biết lắng nghe, mỗi người cần phải hạ thấp cái tôi của mình xuống, phải nhận thức được sự đa dạng của thế giới, chấp nhận những ý kiến trái chiều, quan tâm nhiều hơn, và yêu thương nhiều hơn. Là học sinh, bản thân tôi tự nhủ mình cần tập quan tâm hơn đến cuộc sống, quan tâm hơn đến cậu bạn bàn bên khi gặp khó khăn trong học tập, lắng nghe ý kiến của bố mẹ, thầy cô để rèn luyện, hoàn thiện bản thân…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư