Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho đề bài sau: Qua những bài ca dao đã học hãy chứng minh rằng ca dao là tiếng nói tình cảm của con người lao động

2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.729
9
3
My
12/08/2018 17:36:40
A.Mở bài:Dẫn dắt vấn đề
- Khẳng định :-Nhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca… 
 -Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt
B,Thân bài
Phân tích :
– Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý.
-Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng.
-Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng:
Chứng minh qua các bài ca dao :
- “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
=> Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: -“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
=>Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. 
- “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh”
=>Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người.
-Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng.
- Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp.  Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng.
-Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm:  “Công cha như núi Thái Sơn  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra  Một lòng thờ mẹ kính cha  Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
=>Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình.
-. “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý.
-Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em.
-Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”. 
C.Kết bài:
-Khẳng điinhj lại vai trò của ca dao
-Nêu suy nghĩ của bản thân

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
5
Portgas ( Gol ) D. ...
13/08/2018 14:53:09
Dàn ý:
I- Mở bài
-Ca dao là tiếng nói trái tim của nhân dân lao động.
-Qua hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu, ông cha ta đã bày tỏ tình cảm vui buồn trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Đọc những câu ca dao học ở lớp 6 lớp 7 ta cảm nhận được tình cảm tha thiết và cao quý của con người Việt Nam.
II-Thân Bài
Tình yêu quê hương đất nước
– Con dân xứ Lạng tự hào:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
-Người dân Xứ Nghệ hành diện về quê mình:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
-Hình ảnh Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Tình yêu thương đùm bọc che chở cho nhau:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hay là:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Tình cảm gia đình tha thiết nồng nàn:
-Đối với cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
-Tình cảm mẹ con:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương
-Tình cảm vợ chồng:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Tình cảm khăng khít với cuộc sống lao động:
-Khúc hòa ca lao động:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
-Tình cảm gắn bó với con trâu-người bạn lao động:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày giữ nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
-tình yêu đời, niềm lạc quan trong lao động:
Công lên chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, Ngày sau cơm vàng
-Tấm lòng nhân hậu, thủy chung, cuộc sống thanh cao, trong sạch:
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng có con
-Vẻ đẹp tâm hồn người lao động:
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
III- Kết Bài
-Ca dao thể hiện khá sinh động tiếng nói trái tim của người lao động
-Ca dao giúp chúng ta thấy rõ đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của quần chúng nhân dân.
-Những bài ca dao ấy vẫn luôn giữ được giá trị nhân đạo to lớn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tiếng Việt Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư