6/
Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
Từ năm 1867, sau khi cả sáu tỉnh Nam Kì rơi vào tay Pháp, tư tưởng đầu hàng đã chi phối các quan lại cao cấp trong triều đình Huế. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”, tuy đã bắt đầu cử người sang phương Tây học kĩ thuật hoặc vào Nam học tiếng Pháp.
Đối với sáu tỉnh Nam Kì, dường như triều đình Huế đã mặc nhiên thừa nhận đó là vùng đất của Pháp, không nghĩ gì đến việc giành lại.
Nền kinh tế của đất nước ngày càng bị kiệt quệ vì triều đình vơ vét tiền bạc để trả chiến phí cho Pháp.
Đời sống ngày một khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhân dân bất bình đứng lên chống triều đình ngày một nhiều. Dọc theo biên giới hai nước Việt-Lào, đồng bào Mường ngoài Bắc và đồng bào Thượng ở Nam Trung Kì nổi dậy. Lợi dụng tình thế đó, bọn thổ phỉ, hải phỉ (từ Trung Quốc tràn sang) cũng nổi lên cướp phá ở nhiều nơi. Để đối phó, nhà Nguyễn đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa nông dân, đồng thời cầu cứu nhà Thanh phái quân sang đánh dẹp các toán phỉ. Trong khi đó, ở Nam Kì thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho việc thôn tính cả nước ta.
Đứng trước vận nước nguy nan, một số quan chức, sĩ phu có học vấn cao, có dịp đi nước ngoài, tầm mắt rộng mở như : Nguyễn Hiệp, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Đinh Văn Điền….và nhất là Nguyễn Trường Tộ, đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân. Nhưng phần lớn các đề nghị cải cách đã không được thực hiện.
Tinh thần chống Pháp của vua quan triểu đình nhà Nguyễn :
- Năm 1858, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyên đã tích cực tổ chức quân đội và nhân dân chống Pháp, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặi trận Đà Nẵng.
- Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp.
- Đầu năm 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức xây dựng Đại đồn Chí Hoà để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp.
- Năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh mién Đông Nam Kì, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân chống Pháp, ngược lại đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và yêu cầu nhân dân bãi binh, không được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy lại các vùng đất đã mất.
- Năm 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không có hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.
Nhận xét:
- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.