Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lý thuyết phương trình lượng giác cơ bản

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
460
0
0
Phạm Minh Trí
12/12/2017 01:46:57
1. Phương trình cơ bản 
Lưu ý: Nếu trong đề toán đã ngầm quy định ẩn số được tính bằng đơn vị đo nào thì khi viết công thức nghiệm các em nhất thiết phải dùng đúng đơn vị đo đó. Chẳng hạn, khi đề toán là giải phương trình \(cos(x +  45^0) = -0,5\) thì đã ngầm yêu cầu tính số đo bằng độ của cung \(x\) thỏa mãn phương trình đã cho. Trong trường hợp đó, trong công thức nghiệm, thay cho \(π\) ta phải viết là \(180^0\) .
2. Sử dụng máy tính bỏ túi 
    Vài năm trước đây, khi biên soạn SGK theo chương trình mới, các tác giả còn e ngại việc sử dụng máy tính bỏ túi chưa phổ biến trong học sinh. Tuy nhiên, đất nước đổi mới và hội nhập với thế giới đã làm tình hình thay đổi nhanh chóng : đa số học sinh phổ thông đã có và sử dụng máy tính bỏ túi như một dụng cụ học tập bình thường. Biết sử dụng máy tính bỏ túi, việc thực hiện rất nhiều tính toán trở nên nhanh chóng, nhẹ nhàng và đặc biệt giúp học sinh bớt phải nhớ nhiều kiến thức (chẳng hạn trong tính toán xác suất thống kê, giải phương trình, bất phương trình, .... ). 
      Chú ý :
  •   Nếu máy tính đang trong chế độ tính toán thì có thể bỏ qua bước thứ nhất (vào chế độ tính toán). Tương tự, nếu máy tính đang trong chế độ sử dụng đơn vị radian thì có thể bỏ qua bước thứ hai (sử dụng đơn vị radian), ..... .
  •  Máy tính không có chức năng tìm \(arccot\) vì nếu \(a > 0\) thì \(arccota = arccota^{-1}\), còn nếu \(a < 0\) thì \(arccota = π + arccota^{-1}\) .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Bảo Ngọc
07/04/2018 11:22:46

Lý thuyết Phương trình lượng giác cơ bản

1. Phương trình sinx = a     (1)

- |a| > 1: Phương trình vô nghiệm.

- |a| ≤1: Gọi α là một cung sao cho sinα = a. Khi đó (1) ⇔ sinx = sin α và (1) có các nghiệm: x = α + k2π, k ∈ Z và x = π-α + k2π, k ∈ Z

Chú ý

+ Khi - π/2 ≤ α ≤ π/2 và sin α = a thì ta viết α= arcsina.

+ Phương trình sinx = sinβo có các nghiệm: x = βo +k360o, k ∈ Z và x = 180o - βo +k360o, k ∈ Z.

+ Trong một công thức nghiệm của phương trình lượng giác, không dùng đồng thời hai đơn vị độ và radian.

2. Phương trình cosx = a     (2)

- |a| > 1: Phương trình (2) vô nghiệm.

- |a| ≤1: Gọi α là một cung sao cho cosα = a. Khi đó (2) ⇔ cosx = cosα và (2) có các nghiệm: x = ±α + k2π, k ∈ Z.

Chú ý

+ Khi 0 ≤ α ≤ πvà cos α = a thì ta viết α= arccosa.

+ Phương trình cosx = cosβo có các nghiệm: x =± βo +k360o, k ∈ Z.

3. Phương trình tanx = α     (3)

- Phương trình (3) xác định khi x ≠ π/2+kπ, k ∈ Z.

- ∀a ∈ R, tồn tại cung α sao cho tan α = a. Khi đó (3) ⇔ tanx = tan α và (3) có nghiệm: x = + kπ, k ∈ Z.

Chú ý

+ Khi - π/2 < α < π/2 và tan α = a thì ta viết α= arctana.

+ Phương trình tanx = tanβo có các nghiệm: x = βo +k180o, k ∈ Z.

4. Phương trình cotx = α     (4)

- Phương trình (4) xác định khi x ≠ kπ, k ∈ Z.

- ∀a ∈ R, tồn tại cung α sao cho cotα = a. Khi đó (4) ⇔ cotx = cot α và (4) có nghiệm: x = + kπ, k ∈ Z.

Chú ý

+ Khi 0 < α < π và cotα = a thì ta viết α= arccota.

+ Phương trình cotx = cotβo có các nghiệm: x = βo +k180o, k ∈ Z.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×