Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lý thuyết Sự biến đổi tuần hoàn cầu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
388
0
0
Phạm Minh Trí
12/12/2017 02:23:55
- Sau mỗi chu kì, cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố nhóm A ở lớp ngoài cùng được lặp lại như ở chu kì trước. Ta gọi đó là sự biến đổi tuần hoàn.
- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên tố.
- Sự giống nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
15/01/2021 20:31:09
+4đ tặng
1.1. Sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố
  • Cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm được lặp đi lặp lại biến đổi tuần hoàn.
  • Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng (số electron hóa trị)

  • Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần, chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
1.2. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
1.2.1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A.
  • Trong cung một nhóm A nguyên tử của các nguyên tố có cùng số electron ở lớp ngoài cùng (số electron hóa trị)
  • nsanpb     ( 1  ≤  a  ≤ 2 ; 0 ≤  b  ≤ 6)

  • Số electron hóa trị =   a + b

  • Electron hóa trị của các nguyên tố nhóm IA và IIA thuộc phân lớp s nên là các nguyên tố s

  • Electron hóa trị của các nguyên tố nhóm IIIA và VIIIA thuộc phân lớp p nên là các nguyên tố p

1.2.2. Một số nhóm A tiêu biểu

Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)

  • Có 8 electron lớp ngoài cùng.
  • Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np6
  • Không tham gia phản ứng hóa học.

Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm

  • Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1 ⇒ có 1 electron ở lớp ngoài cùng có khuynh hướng mất 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm.
  • Phương trình hóa học:

4Na   +     O2  →   2Na2O

2Na     +   2H2O  →  NaOH + H2

2Na    +    Cl2  →   2NaCl

Nhóm VIIA (Nhóm halogen)

  • Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np5
  • Có 7 electron ở lớp ngoài cùng có khuynh hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm.
  • Các nguyên tử halogen có khuynh hướng thu thêm một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm. Halogen có hóa trị 1.
  • Ở dạng đơn chất phân tử halogen gồm hai nguyên tử: F2, Cl2, Br2, I2. Đó là những phi kim điển hình (At là nguyên tố phóng xạ).
  • Phân tử gồm hai nguyên tử: F2 , Cl2 , Br2 , I2
  • Phản ứng với kim loại tạo muối:

2Al   +    3Cl2 → 2AlCl3

2K    +    Br2   → KBr

  • Phản ứng với hiđro:

Cl2    +    H2  →   2HCl

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×