Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lý thuyết thành phần nguyên tử

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
845
0
0
Đặng Bảo Trâm
12/12/2017 02:25:17
I- THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ
Từ các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học đã chứng minh thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm:
1. Hạt nhân nguyên tử
Mọi nguyên tử đều câu tạo từ ba loại hạt : proton, nơtron và electron.
+ Hạt nhân nguyên tử nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton mang điện dương (1+) và nơtron không mang điện, hai loại hạt này có khối lượng gần bằng nhau và xấp xỉ bằng 1u (u còn được gọi là đvC).
+ Hầu hêt khôi lượng nguyên tử đầu tập trung ở nhân mặc dù hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích của nguyên tử.

2. Lớp vỏ electron của nguyên tử
- Lớp vỏ của nguyên tử gồm các electron mang điện âm, chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.
Vì nguyên tử trung hòa về điện, nên trong bất kì nguyên tử nào số hạt electron cũng bằng sô' hạt proton.
                                                Số p = số e
- Trong nguyên tử các electron được sắp xếp thành từng lớp, các lớp được sắp xếp từ trong ra ngoài.
- Lớp và phân lớp electron.

3. Sự phân bố electron trong nguyên tử
a) Năng lượng của electron trong nguyên tử
- Mức năng lượng obitan nguyên tử
+  Trong nguyên tử, các electron trên mỗi obitan có một mức năng lượng xác định, mức năng lượng này là mức năng .lượng obitan (mức năng lượng AO).
+ Các electron trên các obitan khác nhau của cùng, một phân lớp có năng lượng như nhau.
- Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
Mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 kể từ gần hạt nhân nhất và của phân lớp tăng theo thứ tự s, p, d, f.
Mức năng lượng của các phân lớp tăng theo thứ tự sau : ls 2s 2p3s 3p4s 3d4p5s 4d5p6s ...
Trong nguyên tử, các electron lần lượt chiếm các obitan, có mức năng lượng từ thấp đến cao, phải đầy mức năng lượng thấp, mới tiếp vào các mức năng lượng cao. Đầy mức s là 2e, đầy mức p là 6e, đầy mức d là 10e, đầy mức f là 14e.
b) Cấu hình electron của nguyên tử
Cấu hình electron của nguyên tử dùng đố mô tả các electron phân bố như thế nào trong các lớp, phân lớp của nguyên tử. Người ta quy ước như sau :
- Số thứ tự lớp electron được ghi bằng chữ cái 1, 2, 3, ...
- Phân lớp được ghi bằng chữ cái thường s, p, d, f.
- Số electron được ghi bằng số ở phía bên phải của phân lớp.
Thí dụ : Viết cấu hình electron của Na có z = 11 là : Is2 2s2 2p6 3s1.
c) Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
- Đối với nguyên tử của mọi nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có tối đa 8 electron (trừ He).
- Các nguyên tử khí hiếm (trừ He) đều có lớp electron ngoài cùng 8e (ns2 np6). Đó là cấu hình electron bão hòa bền vững.
- Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là các kim loại. Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là các phi kim.
- Các nguyên tử có 4 electron ở lơpl ngoài cùng cũng có thể là các kim loại hay phi kim.
- Trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử có khuynh hướng hoặc nhường, hoặc nhận, hoặc góp chung electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm (còn gọi là khí trơ).
- Người ta gọi những electron có khả năng tham gia vào việc tạo thành liên kết hoá học là electron hoá trị.
Thi dụ : 11Na :    1s2 2s2 2p6 3s1  electron           hoá tri : I.
13A1 :  1s2 2s2 2p6 3s2 3p*       electron           hoá trị : III.
17C1 :   1s2 2s2 2p63s2 3p5         electron           hoá trị : VII.
II. KHỐI LƯỢNG, KÍCH THƯỚC CỦA NGUYÊN TỬ
1. Khối lượng nguyên tử
- Nguyên tử có khối lượng vô cùng nhỏ, nếu tính bằng kg thì giá trị quá nhỏ. Khối lượng của 1 nguyên tử cacbon bằng 19,9206.10-27 kg, rất không tiện sử dụng. Vì thế nên trong hoá học dùng một đơn vị riêng để đo khối lượng nguyên tử.
- Số đo khối lượng nguyên tử tính bằng u gọi là nguyên tử khối.
- Nguyên tử khối (NTK) là con số so sánh khối lượng của nguyên
tử với  khối lương nguyên tử cacbon.
Thí dụ : khối lượng của 1 nguyên tử hiđro là l,6735.10-27kg = lu.
2. Kích thước nguyên tử
Nếu coi như nguyên tử là một khôi cầu, thì đường kính của nguyên tử bằng khoảng 10-8 cm, còn đường kính của hạt nhân khoảng 10-12 cm.
III. ĐIỆN TÍCH VÀ SỐ KHỐI CỦA HẠT NHÂN
 1. Điện tích hạt nhân
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron
2. Số khối của hạt nhân
- Số khối A của hạt nhân bằng tổng số hạt proton (Z) và tổng số hạt nơtron (N).
                             A = z + N
- Proton và nơtron đều có khối lượng xấp xỉ 1u. Electron có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều, nên một cách gần đúng có thể coi nguyên tử khối tính theo u có trị số bằng số khối của hạt nhân.
3. Nguyên tố hoá học
- Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học đều có cùng số proton và cùng số electron.
- Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân z và cùng số electron lớp vỏ nguỷên tử đều có tính chất hoá học giống nhau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
15/01/2021 20:16:22
+4đ tặng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×