Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Miêu tả thành Thăng Long

5 trả lời
Hỏi chi tiết
8.998
16
6
Hải Hoàng
17/02/2017 00:55:17
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long có diện tích khai quật lên đến 19.000m2, có giá trị về nhiều mặt như vị trí của khu di tích trong cấu trúc thành Thăng Long - Hà Nội, tính chất, niên đại các di tích, giá trị, cấu trúc, niên đại một số di vật, mối quan hệ giữa các tầng văn hoá... Theo kết quả so sánh của một số nhà khoa học trong nước và quốc tế thì di sản này mang tầm cỡ thế giới, thoả mãn các tiêu chí để được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Ông Koichiro Matsura, Chủ tịch UNESCO từng nói: “Khu di tích này có giá trị văn hoá và lịch sử vô cùng quan trọng. Chiếu theo Công ước về Di sản văn hoá thế giới, nó hoàn toàn có thể được xem là di sản văn hoá của nhân loại”. 

Theo tiêu chí (II): Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.

Theo tiêu chí (III): Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh- Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long-Hà Nội với các vương triều Lý-Trần-Lê-Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Theo tiêu chí (VI): Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Nhà Trần kế thừa nhà Lý trong hoà bình nên các toà cung điện, kiến trúc cũ được giữ hầu như nguyên vẹn. Khu vực Hoàng thành bị phá huỷ, nhà Trần đã cho đắp lại thành, xây lại các cung điện nhưng vị trí, quy mô của Hoàng thành vẫn không thay đổi. Điểm khác biệt duy nhất của hai triều đại là triều Trần đã đổi tên gọi khu vực này là Long Phượng Thành. 
Những công trình kiến trúc ban đầu của thành Thăng Long tồn tại 200 năm, đến nay không còn lại một dấu vết nào. Tuy nhiên, với những mô tả trong Đại Việt sử kí toàn thư thì ta có thể hình dung diện mạo của kinh thành xưa gồm hai phần là Hoàng thành và Tử Cấm Thành. 
Hoàng thành nằm trong kinh thành, là khu vực nhà vua ở và làm việc. Hoàng thành có bốn cửa lớn thông ra bốn phía kinh thành là:
- Cửa Diệu Đức (phía Bắc)
- Cửa Tương Phù (phía Đông)
- Cửa Đại Hưng (phía Nam)
- Cửa Quảng Phúc (phía Tây)
Hoàng thành luôn được xây dựng quay mặt về hướng Nam theo quan điểm "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ văn" (Thánh nhân ngồi nhìn về phương Nam nghe thiên hạ tâu bày). Theo các tài liệu cổ, đặc biệt là Kinh Dịch thì phương Nam thuộc quẻ Ly, gắn liền với dương khí nên là vị trí tốt nhất để xây nhà, đặc biệt là các kiến trúc cung đình. Cửa phía Nam luôn là cửa dành cho vua đi. Điều này, ngày nay chúng ta có thể kiểm chứng trong các sách vở, tài liệu cổ cũng như thực tế ở các di tích thành Cổ Loa có ba vòng thành giao tiếp nhau ở mặt Nam và các cung điện trong thành đều hướng ra cửa Nam. Thành Nhà Hồ ở Tây Đô (Thanh Hoá) và kinh thành Huế cũng có kiến trúc và phương hướng tương tự. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
13
Hải Hoàng
17/02/2017 00:56:14
Nhà Trần kế thừa nhà Lý trong hoà bình nên các toà cung điện, kiến trúc cũ được giữ hầu như nguyên vẹn. Khu vực Hoàng thành bị phá huỷ, nhà Trần đã cho đắp lại thành, xây lại các cung điện nhưng vị trí, quy mô của Hoàng thành vẫn không thay đổi. Điểm khác biệt duy nhất của hai triều đại là triều Trần đã đổi tên gọi khu vực này là Long Phượng Thành. 
Những công trình kiến trúc ban đầu của thành Thăng Long tồn tại 200 năm, đến nay không còn lại một dấu vết nào. Tuy nhiên, với những mô tả trong Đại Việt sử kí toàn thư thì ta có thể hình dung diện mạo của kinh thành xưa gồm hai phần là Hoàng thành và Tử Cấm Thành. 
Hoàng thành nằm trong kinh thành, là khu vực nhà vua ở và làm việc. Hoàng thành có bốn cửa lớn thông ra bốn phía kinh thành là:
- Cửa Diệu Đức (phía Bắc)
- Cửa Tương Phù (phía Đông)
- Cửa Đại Hưng (phía Nam)
- Cửa Quảng Phúc (phía Tây)
Hoàng thành luôn được xây dựng quay mặt về hướng Nam theo quan điểm "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ văn" (Thánh nhân ngồi nhìn về phương Nam nghe thiên hạ tâu bày). Theo các tài liệu cổ, đặc biệt là Kinh Dịch thì phương Nam thuộc quẻ Ly, gắn liền với dương khí nên là vị trí tốt nhất để xây nhà, đặc biệt là các kiến trúc cung đình. Cửa phía Nam luôn là cửa dành cho vua đi. Điều này, ngày nay chúng ta có thể kiểm chứng trong các sách vở, tài liệu cổ cũng như thực tế ở các di tích thành Cổ Loa có ba vòng thành giao tiếp nhau ở mặt Nam và các cung điện trong thành đều hướng ra cửa Nam. Thành Nhà Hồ ở Tây Đô (Thanh Hoá) và kinh thành Huế cũng có kiến trúc và phương hướng tương tự. 
Phía ngoài Hoàng thành là các khu dân cư với những hoạt động sản xuất, mua bán sầm uất, được chia thành từng khu vực riêng biệt: phía Đông dành cho các hoạt động công thương, phía Tây là khu vực sản xuất nông nghiệp, phía Nam là nơi tập trung tầng lớp quan lại, trí thức. Các bộ phận dân cư như trên gắn bó với nhau thành một tổng thể, tạo cho khu vực kinh đô thành một trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế. Một điều đặc biệt nữa là các vua tiền triều nhà Lý đã ý thức việc gần dân, hiểu dân nên cung Thái tử (đầu tiên là Thái tử Phật Mã) được xây dựng ở ngoài cửa Nam. Điều này giúp người được chọn kế vị ngai vàng trong tương lai có thể tai nghe mắt thấy cuộc sống của người dân, hiểu dân, biết quan tâm đến người dân và sẽ trở thành một vị minh quân sau này. 
Kinh thành được bao bọc bởi bức tường thành lớn là Đại La thành, được đắp bằng đất, vừa để phòng vệ, vừa để ngăn ngừa lũ lụt. Khuôn viên của Đại La thành được xác định như sau:
- Mặt Đông thành chạy dọc theo hữu ngạn sông Hồng (từ Bến Nứa đến Ô Đống Mác ngày nay).
- Mặt Bắc dựa theo sông Tô Lịch, phía Nam Hồ Tây cho đến phường Yên Thái (đường Hoàng Hoa Thám ngày nay).
- Mặt Tây theo tả ngạn sông Tô Lịch từ Yên Thái đến Ô Cầu Giấy.
- Mặt Nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Võ, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, nối với Ô Đông Mác phía Đông Nam.
Như vậy, thành Đại La được giới hạn bởi 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Trong quy hoạch tự nhiên ấy, thành là đê, sông là hào. Thành Đại La cũng mở nhiều cửa ra vào, có quân lính tuần tra canh gác. 
Xung quanh kinh thành có các đền thờ, được gọi chung là Thăng Long Tứ Trấn, thờ bốn vị thần ngự từ xa xưa, ngày đêm canh giữ cho kinh thành bình yên và thịnh vượng. Các di tích này được tôn tạo, trùng tu qua các thời kì và tồn tại đến tận ngày nay. Đó là: 
- Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, trấn phương Đông.
- Đền Voi Phục (Thủ Lệ) thờ Linh Lang Đại vương, trấn phương Tây.
- Đền Trấn Vũ (còn gọi là quán Trấn Vũ hay đền Quán Thánh) thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phương Bắc. 
- Đền đình Kim Liên thờ thần Cao Sơn, trấn phương Nam.
Ngoài ra, trong và ngoài kinh thành còn có các công trình kiến trúc điểm xuyến thêm cho bộ mặt của trung tâm như Văn Miếu - Quốc tử giám, đền Đồng Cổ,tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
7
6
Hải Hoàng
17/02/2017 00:56:45
Phía ngoài Hoàng thành là các khu dân cư với những hoạt động sản xuất, mua bán sầm uất, được chia thành từng khu vực riêng biệt: phía Đông dành cho các hoạt động công thương, phía Tây là khu vực sản xuất nông nghiệp, phía Nam là nơi tập trung tầng lớp quan lại, trí thức. Các bộ phận dân cư như trên gắn bó với nhau thành một tổng thể, tạo cho khu vực kinh đô thành một trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế. Một điều đặc biệt nữa là các vua tiền triều nhà Lý đã ý thức việc gần dân, hiểu dân nên cung Thái tử (đầu tiên là Thái tử Phật Mã) được xây dựng ở ngoài cửa Nam. Điều này giúp người được chọn kế vị ngai vàng trong tương lai có thể tai nghe mắt thấy cuộc sống của người dân, hiểu dân, biết quan tâm đến người dân và sẽ trở thành một vị minh quân sau này. 
Kinh thành được bao bọc bởi bức tường thành lớn là Đại La thành, được đắp bằng đất, vừa để phòng vệ, vừa để ngăn ngừa lũ lụt. Khuôn viên của Đại La thành được xác định như sau:
- Mặt Đông thành chạy dọc theo hữu ngạn sông Hồng (từ Bến Nứa đến Ô Đống Mác ngày nay).
- Mặt Bắc dựa theo sông Tô Lịch, phía Nam Hồ Tây cho đến phường Yên Thái (đường Hoàng Hoa Thám ngày nay).
- Mặt Tây theo tả ngạn sông Tô Lịch từ Yên Thái đến Ô Cầu Giấy.
- Mặt Nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Võ, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, nối với Ô Đông Mác phía Đông Nam.
Như vậy, thành Đại La được giới hạn bởi 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Trong quy hoạch tự nhiên ấy, thành là đê, sông là hào. Thành Đại La cũng mở nhiều cửa ra vào, có quân lính tuần tra canh gác. 
Xung quanh kinh thành có các đền thờ, được gọi chung là Thăng Long Tứ Trấn, thờ bốn vị thần ngự từ xa xưa, ngày đêm canh giữ cho kinh thành bình yên và thịnh vượng. Các di tích này được tôn tạo, trùng tu qua các thời kì và tồn tại đến tận ngày nay. Đó là: 
- Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, trấn phương Đông.
- Đền Voi Phục (Thủ Lệ) thờ Linh Lang Đại vương, trấn phương Tây.
- Đền Trấn Vũ (còn gọi là quán Trấn Vũ hay đền Quán Thánh) thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phương Bắc. 
- Đền đình Kim Liên thờ thần Cao Sơn, trấn phương Nam.
Ngoài ra, trong và ngoài kinh thành còn có các công trình kiến trúc điểm xuyến thêm cho bộ mặt của trung tâm như Văn Miếu - Quốc tử giám, đền Đồng Cổ,tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
9
6
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
20/04/2017 13:34:29
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỉ nguyên độc lập tự chủ. Thế nhưng, sau khi Ngô Vương mất, đất nước lại rơi vào cảnh loạn 12 sứ quân đến khi Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau dẹp loạn, lên ngôi, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Kinh đô lúc bấy giờ được xây dựng ở quê hương Hoa Lư (Ninh Bình hiện nay). Triều đại nhà Đinh tồn tại ngắn ngủi trong vòng 12 năm (968 - 980), nhà Tiền Lê lên thay. Hoa Lư vẫn được chọn là kinh đô và là trung tâm chính trị. Hoa Lư đã hoàn thành tốt chức năng của mình. Thế nhưng, kinh đô còn là trung tâm văn hoá và kinh tế. Với vị trí địa lí và yêu cầu đổi mới của lịch sử, kinh đô Hoa Lư không thực hiện được trọng trách này. Khi Lý Thái Tổ lên ngôi, nhận thấy điểm yếu của Hoa Lư nên ông đã quyết định dời đô. Đây là một quyết định táo bạo thể hiện tầm nhìn chiến lược và kinh nghiệm hoạt động quân sự của Lý Thái Tổ. Thành Đại La đã được chọn là kinh đô mới. Nhân khi vừa đến thành Đại La, vua Lý đã nhìn thấy hình tượng rồng bay lên và đặt tên cho vùng đất kinh kì này là Thăng Long.
9
1
Ni Lin
15/02/2021 23:13:23
Ở thế kỉ XVI - XVII, cuộc sống ở các thành thị như Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam) trở nên sôi động. Một nhà buôn người Anh mô tả Thăng Long vào năm 1685 : "Thành Thăng Long có thể so với nhiều thành thị ở Á châu, nhưng lại đông dân hơn. Những ngày phiên chợ, dân ở các làng lân cận kĩu kịt gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được. Các con đường rộng bây giờ đều trở thành chật chội”. Nhà nghiên cứu văn hoá Phạm Đình Hổ mô tả lại: “Đất kinh thành (Thăng Long) người nhiều, nhà ở san sát, thường hay có hoả hoạn”, “phường Hàng Ngang và phường Hàng Đào là nơi bán áo, bán các thứ tơ, lụa, vóc, nhiễu,... Hàng Buồm cũng là một phố buôn bán rất huyên náo”.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư