Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nghĩ của em về 5 điều Bác Hồ dạy

6 trả lời
Hỏi chi tiết
22.721
72
24
mỹ hoa
28/03/2018 18:59:46
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý thiếu niên, nhi đồng. Không chỉ yêu quý, Bác còn rất quan tâm giáo dục các em. Bác nói thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà, cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Nhiều thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam luôn ghi nhớ 5 điều Bác dạy. Vậy 5 điều Bác dạy thiếu nhi có xuất xứ như thế nào ?
Cách đây tròn 46 năm, vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941 - 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh,
Thật thà, dũng cảm”.
Nhưng trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964 - 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
(Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ).
Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ.
Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi. ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; ở miền Nam xuất hiện nhiều gương dũng sỹ diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em. Bác nói: “ở nước Mỹ, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào... Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn nó sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy”.
Và 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng đã được phổ biến rộng khắp trong các trường học ở Việt Nam. Nghe theo lời dạy của Người, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hăng hái thi đua tham gia phong trào “Hai tốt”, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”. Chính những đóng góp nhỏ bé của các em đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp dựng xây đất nước.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng vẫn là bài học thuộc lòng quý giá để mỗi em ghi nhớ, học tập, rèn luyện và noi theo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
93
22
Len
28/03/2018 19:00:58
Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong "Năm điều Bác Hồ dạy", Người đã khuyên "Học tập tốt, lao động tốt". Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ?
"Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới, và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên.
Và lí do để chúng ta phải "học tập tốt, lao động tốt" là gì? Đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỡi học sinh, mỗi người dân. "Học tập tốt" ta sẽ đạt được kết quả cao như mong muốn, thầy cô, cha mẹ sẽ tự hào về ta và học tập tốt cũng là một cách để góp phần vào việc nâng cao dân trí. Đất nước muốn giàu mạnh, phát triển thì không thể thiếu "lao động tốt". Thực hiện theo lời Bác "học tập tốt, lao động tốt" là đã góp một phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà. Người cũng đã từng nói : "Non song Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc Năm Châu đc hay không, đó là nhờ công học tập của các cháu". Câu nói đó đã thể hiện rõ một điều : những học sinh chúng ta sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Bởi thế nên chỉ có "học tập tốt, lao động tốt" mới giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào cuộc sống, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Bác Hồ là một tấm gương điển hình cho chúng ta noi theo. Người đã cần cù, chăm chỉ học tập và lao động kiên trì, bền bĩ. Kết quả Người đạt được là một vốn kiến thức to lớn và thành công trong việc giải phóng đất nước.
Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh, hiện đại hay không?
Và nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc.
Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích.
Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân em sẽ cố gắng "học tập tốt, lao động tốt" để không phụ lòng mong mỏi nơi Bác, gia đình và thầy cô.
45
20
Nguyễn Danh Thái
28/03/2018 19:10:47
Thế là đã hơn bốn mươi nǎm kể từ khi Bác Hồ ra đi nhưng dường như trong suốt hơn bốn mươi nǎm qua Hồ Chủ tịch vẫn luôn còn đó dõi theo và chứng kiến mãi bước chuyển mình đi lên của đất nước. Dù Bác đã đi song hình ảnh Người vẫn sống mãi qua từng lời dặn dò, dạy bảo, khuyên nhủ, nhắc nhở mỗi người không ngừng phấn đấu trong học tập và lao động. Hàng ngày, dưới mái trường phổ thông có biết bao bạn nhi đồng, thiếu niên đang miệt mài học tập, rèn luyện theo lời dạy của Bác dặn dò lại thiếu nhi chúng ta. Bác Hồ chỉ ra có nǎm điều thế nhưng để thực hiện được nǎm lời dạy đó chúng ta phải không ngừng rèn luyện tu dưỡng về đạo đức, lối sống và họctập. Điều thứ nhất: Bác dạy chúng ta phải biết "yêu tổ quốc, yêu đồng bào". Thế nào là "yêu tổ quốc yêu đồng bào"? Đây là một khái niệm bao quát và rộng lớn. "Yêu tổ quốc yêu đồng bào" tức là yêu tất cả những gì thuộc về Tổ quốc mình, yêu phong cảnh đất nước, yêu bản sắc dân tộc, yêu các phong tục tập quán, yêu nền vǎn hiến lâu đời của dân tộc, yêu những con người Việt Nam cùng với phẩm chất, nhân cách cao đẹp đã lưu truyền từ bao đời nay. Yêu những người cùng chung dòng giống Việt Nam, cội nguồn Việt Nam từ miền đồng bằng tới vùng núi xa xôi. Để làm được điều đó trước hết chúng ta phải ý thức được mình là người con của đất nước, phải trang bị cho mình một lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của con người Việt Nam, về những gì con người Việt Nam đã và đang làm được trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phải biết tìm hiểu về những tinh hoa, bản sắc, phong tục tập quán của dân tộc và cố gắng tự rèn luyện để sau này có thể cống hiến được nhiều cho xã hội, góp phần đưa đất nước ta ngày một tươi đẹp, hùng mạnh. Xung quanh ta còn rất nhiều người gặp khó khǎn, khổ cực, là một người con của đất nước chúng ta phải có trách nhiệm giúp đỡ họ trong khả nǎng có thể như câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" và "lá lành đùm lá rách" chỉ có lòng "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" của dân tộc ta mới giúp chúng ta tồn tại được sau hàng nghìn nǎm bị Trung Quốc đô hộ, trải qua cả hai cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và Pháp. Điều thứ hai: Bác dạy chúng ta phải "học tập tốt- lao động tốt" mới chỉ là những công dân nhỏ bé chúng ta chưa thể đóng góp được gì cho đất nước mà bây giờ là lúc thiếu nhi chúng ta tập trung học tập cho tốt rèn luyện sức khoẻ để sau này có thể xây dựng đất nước bằng chính trí tuệ, sức lực và đôi bàn tay lao động chân chính của mình. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng học thật giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động của trường lớp như trồng cây trong vườn trường, sửa sang mộ liệt sĩ, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn. Chính từ những công việc nhỏ bé mà tốt đẹp đó chúng ta cũng đã góp phần công sức nhỏ bé cho xã hội và cũng là rèn luyện mình rồi. Điều thứ ba: Bác còn muốn thiếu nhi chúng ta "đoàn kết tốt, kỷ luật tốt" tức là phải yêu quý, giúp đỡ bạn bè không chỉ trong một lớp, một trường mà còn với bạn bè xung quanh nữa. Cùng nhau cố gắng và cùng xây dựng tập thể vững mạnh vì đoàn kết là sức mạnh của tập thể, có đoàn kết tốt sẽ có thành công. Phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, không nên ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân vì từ đó sẽ dẫn đến mất đoàn kết. Giữ "kỹ luật tốt"cũng là một cách rèn luyện bản thân, từ những điều nhỏ như không nói chuyện riêng trong giờ, không đánh nhau... không vi phạm nội quy của lớp, của trường chúng ta bây giờ thì sau này là một con người có kỷ luật chúng ta sẽ không bị mắc vào những tệ nạn xã hội, giúp chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Có làm được như thế chúng ta mới xứng đáng làm con ngoan trò giỏi, sau này trở thành một công dân tốt. Điều thứ tư: Bác Hồ khuyên chúng ta "giữ gìn vệ sinh thật tốt". Trước hết là giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh cá nhân không có nghĩa là phải ǎn mặc thật đẹp, đúng mốt, chải chuốt mà chỉ đơn giản là mặc sao cho sạch, đầu tóc gọn gàng. Như chúng ta cũng biết nhìn vào cách ǎn mặc .
34
21
Nguyễn Thành Trương
28/03/2018 20:53:50
Thế là đã hơn bốn mươi nǎm kể từ khi Bác Hồ ra đi nhưng dường như trong suốt hơn bốn mươi nǎm qua Hồ Chủ tịch vẫn luôn còn đó dõi theo và chứng kiến mãi bước chuyển mình đi lên của đất nước. Dù Bác đã đi song hình ảnh Người vẫn sống mãi qua từng lời dặn dò, dạy bảo, khuyên nhủ, nhắc nhở mỗi người không ngừng phấn đấu trong học tập và lao động. Hàng ngày, dưới mái trường phổ thông có biết bao bạn nhi đồng, thiếu niên đang miệt mài học tập, rèn luyện theo lời dạy của Bác dặn dò lại thiếu nhi chúng ta. Bác Hồ chỉ ra có nǎm điều thế nhưng để thực hiện được nǎm lời dạy đó chúng ta phải không ngừng rèn luyện tu dưỡng về đạo đức, lối sống và học tập.
Điều thứ nhất: Bác dạy chúng ta phải biết "yêu tổ quốc, yêu đồng bào". Thế nào là "yêu tổ quốc yêu đồng bào"? Đây là một khái niệm bao quát và rộng lớn. "Yêu tổ quốc yêu đồng bào" tức là yêu tất cả những gì thuộc về Tổ quốc mình, yêu phong cảnh đất nước, yêu bản sắc dân tộc, yêu các phong tục tập quán, yêu nền vǎn hiến lâu đời của dân tộc, yêu những con người Việt Nam cùng với phẩm chất, nhân cách cao đẹp đã lưu truyền từ bao đời nay. Yêu những người cùng chung dòng giống Việt Nam, cội nguồn Việt Nam từ miền đồng bằng tới vùng núi xa xôi. Để làm được điều đó trước hết chúng ta phải ý thức được mình là người con của đất nước, phải trang bị cho mình một lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của con người Việt Nam, về những gì con người Việt Nam đã và đang làm được trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phải biết tìm hiểu về những tinh hoa, bản sắc, phong tục tập quán của dân tộc và cố gắng tự rèn luyện để sau này có thể cống hiến được nhiều cho xã hội, góp phần đưa đất nước ta ngày một tươi đẹp, hùng mạnh. Xung quanh ta còn rất nhiều người gặp khó khǎn, khổ cực, là một người con của đất nước chúng ta phải có trách nhiệm giúp đỡ họ trong khả nǎng có thể như câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" và "lá lành đùm lá rách" chỉ có lòng "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" của dân tộc ta mới giúp chúng ta tồn tại được sau hàng nghìn nǎm bị Trung Quốc đô hộ, trải qua cả hai cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và Pháp.
Điều thứ hai: Bác dạy chúng ta phải "học tập tốt- lao động tốt" mới chỉ là những công dân nhỏ bé chúng ta chưa thể đóng góp được gì cho đất nước mà bây giờ là lúc thiếu nhi chúng ta tập trung học tập cho tốt rèn luyện sức khoẻ để sau này có thể xây dựng đất nước bằng chính trí tuệ, sức lực và đôi bàn tay lao động chân chính của mình. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng học thật giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động của trường lớp như trồng cây trong vườn trường, sửa sang mộ liệt sĩ, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn. Chính từ những công việc nhỏ bé mà tốt đẹp đó chúng ta cũng đã góp phần công sức nhỏ bé cho xã hội và cũng là rèn luyện mình rồi.
Điều thứ ba: Bác còn muốn thiếu nhi chúng ta "đoàn kết tốt, kỷ luật tốt" tức là phải yêu quý, giúp đỡ bạn bè không chỉ trong một lớp, một trường mà còn với bạn bè xung quanh nữa. Cùng nhau cố gắng và cùng xây dựng tập thể vững mạnh vì đoàn kết là sức mạnh của tập thể, có đoàn kết tốt sẽ có thành công. Phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, không nên ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân vì từ đó sẽ dẫn đến mất đoàn kết. Giữ "kỹ luật tốt"cũng là một cách rèn luyện bản thân, từ những điều nhỏ như không nói chuyện riêng trong giờ, không đánh nhau... không vi phạm nội quy của lớp, của trường chúng ta bây giờ thì sau này là một con người có kỷ luật chúng ta sẽ không bị mắc vào những tệ nạn xã hội, giúp chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Có làm được như thế chúng ta mới xứng đáng làm con ngoan trò giỏi, sau này trở thành một công dân tốt.
Điều thứ tư: Bác Hồ khuyên chúng ta "giữ gìn vệ sinh thật tốt". Trước hết là giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh cá nhân không có nghĩa là phải ǎn mặc thật đẹp, đúng mốt, chải chuốt mà chỉ đơn giản là mặc sao cho sạch, đầu tóc gọn gàng. Như chúng ta cũng biết nhìn vào cách ǎn mặc của mỗi con người có thể đánh giá được tính cách của con người đó. ở lứa tuổi học sinh chúng cần mặc nhưng trang phục sao cho phù hợp với lứa tuổi mình, ǎn mặc diện, đúng "mốt" chưa chắc là đã đẹp. Sau là chúng ta phải biết giữ vệ sinh chung cho tập thể, nơi công cộng như không xả rác bừa bãi, có ý thức bảo vệ môi trường, thường xuyên dọn vệ sinh nơi ở và tham gia tổng vệ sinh nơi khu phố. Có như thế chúng ta mới trở thành những con người vǎn minh lịch sự, góp phần tô đẹp cho đất nước phải không các bạn?
Điều thứ nǎm: Thực hiện được bốn lời dạy trên của Bác vẫn chưa đủ, chúng ta biết "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" rồi "học tập tốt-lao động tốt" rồi "đoàn kết tốt, kỷ luật tốt" và cả " giữ gìn vệ sinh thật tốt" nữa rồi, thế là rất tốt song để trở thành cháu ngoan của Bác Hồ chúng ta còn cần những đức tính không thể thiếu được của thiếu nhi Việt Nam nữa cơ. Đó là phải "kiêm tốn, thật thà, dũng cảm" đừng vội kiêu cǎng khi thấy mình đã giỏi vì ai mà chẳng có những khiếm khuyết, có thể ta giỏi hơn bạn ở điểm này nhưng lại thua kém bạn ở điểm khác vì vậy chúng ta đừng vội nghĩ mình giỏi mà phải học hỏi thêm bạn bè xung quanh những điểm mình còn kém hơn, đó mới là khiêm tốn. Chúng ta cũng phải thành thật, chân thành với mọi người, đừng bao giờ gian dối vì điều đó chỉ làm chúng ta ị người khác xa lánh mà thôi. Nếu có lỗi thì phải trung thực nhận lỗi. Thật thà là một đức tính quý và người thật thà luôn được mọi người yêu mến. Còn nữa, chúng ta phải biết dũng cảm tức là biết bình tĩnh và có nghị lực để vượt qua khó khǎn, sẵn sàng đương đầu, chấp nhận gian nan thử thách vì chính những điều đó mới hun đúc ý chí và nghị lực của mỗi chúng ta. Nên nhớ cuộc đời không bao giờ chấp nhận những kẻ yếu đuối, bạn hãy thử nhìn xem, cuộc sống quanh ta lấp lánh bao tấm gương vượt khó học tốt, không ngại nguy hiểm cứu người. Những con người, những bạn bè đó thực sự là những người dũng cảm.
Sáng thứ hai hàng tuần sau lễ chào cờ, chúng ta luôn hứa sẽ thự hiện tốt Nǎm điều Bác Hồ dạy. Vì vậy các bạn ơi, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện lời hứa này nhé để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.
21
30
Nguyễn Thành Trương
28/03/2018 20:54:59
Có bạn nào còn nhớ năm điều Bác Hồ dạy không?
Đó là:
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Có thể chúng ta thì không nhớ, nhưng sẽ có một số lượng “đội viên” nhớ và áp dụng rất tốt những điều dạy trên của Bác, cụ thể:
1. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào: các đội viên luôn lấy dân làm gốc, yêu thương đồng bào, suốt ngày gắn bó với công trình, đường xá, thuỷ lợi, cầu cống vân vân, tóm lại là các đội viên thà hy sinh thân mình chứ nhất quyết không để cho đồng bào, nhân dân nhúng tay vô những việc dơ bẩn, cần nhiều sức lao động và lao động nhiều quá thì có khả năng dựa cột. Các anh chị phụ trách nên dạy các em bớt “yêu quê hương” lại một chút, chừa cho người khác “yêu” với.
2. Học tập tốt, lao động tốt: nhìn chung thì các đội viên thực hiện điều này rất tốt. Các em “rất biết học tập” các anh chị đi trước những cách “làm việc hiệu quả”, biết những khu vực “lao động cho năng suất cao” và bỏ công bỏ sức lao động rất tích cực. Có lẽ các em áp dụng thêm câu “Lao động là vinh quang” nên em nào em nấy cũng hăng say đào, bới, xúc, bốc hốt… vân vân, do đó đề nghị các anh chị phụ trách có hình thức biểu dương, tặng bằng khen cho những đội viên năng động và có những kiểu lao động sáng tạo mới cho anh em noi theo.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt: các đội viên chấp hành điều này rất nghiêm túc, cụ thể trong những hành động như bao che, dắt díu, nâng đỡ, bọc lót, bịt miệng vân vân… có thể nói trong những điều Bác dạy thì điều này được các đội viên tâm đắc nhất và thực hiện một cách rất triệt để. Có thể thấy biểu hiện là các công ty gia đình, tập đoàn bà con làng xã hay tổng công ty ông nội — cháu, các biểu hiện như là đánh chết không khai ra “ảnh” hay thà dựa cột chứ không biết “nó” là đứa nào vân vân… tuy nhiên điều này dễ gây ra tình trạng bè phái, do đó các anh chị phụ trách phải theo sát và quản lý nghiêm túc vấn đề này, tránh dẫn đến tình trạng mafia địa phương hay trùm nơi mặt trời không mọc được.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt: ăn thì phải chùi miệng, cái khoản này thì hiện nay có một số đội viên không thực hiện nghiêm túc cho lắm, nói chung là ăn mà cứ quên chùi miệng, rửa tay, hơn nữa lại có một số đội viên lại thích ăn bẩn, ăn dơ, ăn hôi như là đất cát xi măng vân vân nên hiện đã có một số báo cáo từ các bệnh viện về tình trạng một số đội viên bị .. sình bụng chuẩn bị phải mổ … tử thi!
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm: chỉ có cái khoản khiêm tốn là được các đội viên thực hiện tốt, thí dụ như ăn mười cái bánh mà bị hỏi thì chỉ nói ăn có một cái thôi, còn bao nhiêu em đem cho bạn bè ăn chung hoặc bốc hốt được năm tấn thì chỉ khai là em nhặt nhạnh chỉ được có hai lon thôi ạ. Các đội viên thực hiện tiêu chí Dũng cảm cũng rất đàng hoàng, cụ thể là xông pha vô những thứ “khó nuốt” như cầu cống, rác công nghiệp, sắt thép xăng dầu, và nhờ ơn trời đất, các em đội viên cũng thu hoạch không đến nỗi nào… Ngoài ra cái điều còn lại là Thật thà thì các em đội viên hay quên, các anh chị phụ trách nên nhắc nhở các em thực hiện điều này tốt hơn nữa.
Với tình hình trên, việc các em đội viên này hoàn thành các chỉ tiêu của Đội thiếu niên và chuẩn bị bước vào hàng ngũ Đoàn Thanh niên được dự đoán là rất có khả năng không em nào bị sót lại, đạt chỉ tiêu 100%, toàn bộ lĩnh giải xuất sắc. Và theo nhận định chung thì đã có một số em bộc lộ những mặt xuất sắc, đủ khả năng bỏ qua việc vào Đoàn mà có thể kết nạp Đảng ngay. Và với những năng khiếu bẩm sinh ngoài việc sinh hoạt ăn uống bình thường, một số em có khả năng khè ra lửa, đu dây điện hoặc ăn uống không cần đũa muỗng vân vân, thì việc tìm kiếm và chuẩn bị cho thế hệ kế thừa Đảng là hoàn toàn khả thi.
19
21
Nguyễn Thành Trương
28/03/2018 20:56:18
Bác Hồ luôn có sự quan tâm đến việc bồi dưỡng và giáo dục các cháu thiếu nhi trở thành những người có ích cho xã hội. Bác coi thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà, cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng. Nhiều lời dạy của Bác đối với thiếu nhi đã được các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam khắc cốt ghi tâm. Sau 30 năm xa Tổ quốc, mùa xuân năm 1941, Bác trở về. Mặc dù bận trăm công nghìn chuyện, nhưng Người vẫn luôn dành cho thiếu nhi những tình cảm đặc biệt. Những bài viết của Người dành cho các em (phần lớn là thơ) cũng khiến cho người lớn cảm thấy xúc động, thấm thía. Thơ Người viết cho thiếu nhi cũng là một hình thức kêu gọi, tuyên truyền cách mạng. Người gợi mở dẫn dắt các em hiểu vì sao nước mất, nhà tan, vì sao các em lại phải bị thiệt thòi, phải sống trong cảnh 'Học hành, giáo dục đã không, Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa. Sức còn yếu, tuổi còn thơ, Mà đã khó nhọc cũng như người già! Có khi lìa mẹ, lìa cha, Ði ăn ở với người ta bên ngoài'. Và Người giải đáp: 'Ấy là vì Nhật, vì Tây/ Ra tay vơ vét đọa đày chúng ta'. Rồi từng bước, Bác mở rộng nhận thức suy nghĩ, cắt nghĩa nguyên nhân đi đến vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu phải làm gì. Người viết đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện rằng: 'Vậy nên trẻ con nước ta/ Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh! Kẻ lớn cứu quốc đã đành, Trẻ em cũng phải ra dành một vai'. Từ đó mà Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội Nhi đồng cứu quốc - một tổ chức của Mặt trận Việt Minh:
Nhi đồng cứu quốc Hội ta, Ấy là lực lượng, ấy là cứu sinh/ Ấy là bộ phận Việt Minh, Dân mình khắc cứu dân mình mới xong'. Tuy nhiên, rất chí tình, rất cụ thể, Người dạy bảo rằng : 'Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tùy theo sức của mình: Ðể tham gia kháng chiến, Ðể gìn giữ hòa bình'.
Tuy nhiên, trong những lời dạy của Bác, thì nổi bật nhất vẫn là 'Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng'. Ngày 14-5-1961, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Ðội thiếu niên tiền phong, Bác đã gửi thư căn dặn các cháu năm điều: 1- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. 2- Học tập tốt, lao động tốt. 3- Ðoàn kết tốt, kỷ luật tốt. 4- Giữ gìn vệ sinh. 5- Thật thà, dũng cảm.
Năm điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng hàm chứa những truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc ta. Ðó là truyền thống yêu nước nồng nàn, kiên cường chiến đấu chống mọi kẻ thù xâm lược; ham học hỏi, cầu tiến bộ; đoàn kết, nhân ái, thương người như thể thương thân; lao động cần cù, dũng cảm, sáng tạo và mối quan hệ tin cậy, chân thật trong cộng đồng. Ðặc biệt, theo ông Vũ Kỳ - Thư ký của Bác Hồ thì, năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác nhận thấy 'Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng' như ta đã biết ở trên có điều gì đó chưa thật cân đối. Bởi ba câu đầu mỗi câu có sáu chữ, còn hai câu sau chỉ có bốn chữ. Bác suy nghĩ và bổ sung cho mỗi câu đủ sáu chữ. Nhất là câu thứ năm, Bác thêm chữ 'Khiêm tốn', vì từ năm 1965 trở đi đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền bắc. Ðó cũng là thời kỳ ở miền bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; ở miền nam xuất hiện nhiều gương 'Dũng sĩ diệt Mỹ. Bác không muốn các cháu vì thế mà sinh lòng tự kiêu. Bác muốn các cháu khiêm tốn. Vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Và đó cũng là lý do cho sự ra đời 'Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng' hoàn chỉnh như ngày nay: 1- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. 2- Học tập tốt, lao động tốt. 3- Ðoàn kết tốt, kỷ luật tốt. 4- Giữ gìn vệ sinh thật tốt. 5- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Từ đó đến nay, 'Năm điều Bác Hồ dạy' đã trở thành tiêu chuẩn đạo đức của trẻ em Việt Nam phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành Cháu ngoan Bác Hồ. Nghe theo lời dạy của Người, thiếu niên và nhi đồng khắp nơi trong cả nước đã hăng hái thi đua tham gia phong trào 'Hai tốt', phong trào 'Thiếu nhi làm nghìn việc tốt thực hiện năm điều Bác Hồ dạy', v.v.
Hơn 40 năm Bác đã đi xa, từ đó đến nay ta không còn được đọc thư của Bác. Nhưng tấm lòng yêu thương, những vần thơ đầy tình, nặng nghĩa, những lời dạy bảo chí tình của Bác kính yêu thì vẫn còn đó, luôn đồng hành cùng cuộc sống lao động, học tập với các em.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư