Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Những sáng tác của Hồ Chí Minh trong tập thơ “Nhật kí trong tù” không chỉ nói lên hiện thực mà thường gửi gắm vào đó là những bài học, triết lý của cuộc sống. Là một trong tổng số 134 bài thơ trong tập thơ “Nhật kí trong tù”, bài thơ “Đi đường” (Tẩu lộ) nêu lên bài học cuộc sống: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Hai câu thơ đầu, tác giả gợi ra những khó khăn, thử thách của việc đi đường:
“Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngoại hựu trùng san”
(Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng)
Nói về việc đi đường, nghĩa là con người phải bỏ ra cả thời gian và công sức. Nếu người ngoài nhìn vào có thể không biết được người trong cuộc đã gặp phải những khó khăn bất lợi gì. Nên phải người trong cuộc “mới biết”, mới thấu được những gì gập ghềnh trên đoạn đường ấy. Những khó khăn cứ thế nối tiếp nhau “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Cứ lớp nọ đến lớp kia, hình ảnh núi tượng trưng cho những thử thách mà con người gặp phải trong cuộc sống. Nó ngăn cản những bước tiến của con người, có thể làm nhụt chí, có thể làm thay đổi tất cả những lộ trình, kế hoạch mà ta lập ra từ trước. Nói từ việc đi đường, Hồ Chí Minh đã rất tinh tế để nói đến con đường đời. Đường đời của con người cũng giống như việc đi đường vậy, mỗi người có những lựa chọn con đường đi riêng, và chắc chắn trên đường đó sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại, khó khăn. Mà không phải một trở ngại, tất yếu con người sẽ phải gặp những khó khăn chồng chất nhau. Đó thực sự mới là cuộc đời.
Hai câu thơ tiếp theo, Hồ Chí Minh đã đưa ra một bài học, hay chính là gửi gắm một chân lí:
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”
(Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”
Có ý chí và nghị lực, con người sẽ vượt qua được tất cả những khó khăn thử thách ấy. Trong đường đời gặp phải khó khăn là điều tất yếu. Nhưng lựa chọn của con người, đi tiếp hay dừng lại mới là quan trọng. Nó đòi hỏi con người có muốn cố hết sức mình để hướng đến mục tiêu ban đầu mình đã đặt ra hay không. Vượt qua tất cả, con người sẽ đạt được cái đích mà mình mong muốn. Muốn được như vậy, thì con người cần phải có bản lĩnh chiến thắng nghịch cảnh, chiến thắng bản thân. Và thành quả đạt được sẽ bù đắp lại tất cả những ý chí vượt khó mà ta đã trải qua “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Thắng lợi vẻ vang chính là phần thưởng tốt nhất cho những ai biết cố gắng, biết chọn đường đi đúng đắn, biết vượt qua thử thách của đường đời. Khi đó, niềm sung sướng khi được đứng nhìn lại những thành quả mình đã cố gắng đạt được, dâng lên niềm tự hào về bản thân.
Bài thơ “Đi đường” với việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, ngắn gọn mà súc tích, gửi đến người đọc triết lý sống trên đường đời. Đặc biệt, ở câu thơ thứ 2 và thứ 3, tác giả đã sử dụng biện pháp điệp vòng “trùng san”, là hình ảnh cuối câu thơ 3 lại là mở đầu cho câu thơ 3, thể hiện sự nối tiếp chồng chất của “núi cao” nhưng thực ra chính là sự chồng chất của những khó khăn trong đường đời của mỗi con người. Bài thơ từ việc đi đường đã gợi ra bài học đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. Trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ, Hồ Chí Minh như cũng ngầm biểu đạt ý về chặng đường hoạt động cách mạng, sẽ còn phải gặp nhiều khó khăn, quan trọng là tâm thế của người chiến sĩ cách mạng cần phải kiên trì, giữ vững lý tưởng cách mạng, chắc chắn cách mạng sẽ đạt thành công.
Hồ Chí Minh đã rất tinh tế khi gửi gắm triết lý sống về cuộc đời. Đó là một bài học về nghị lực, sự cố gắng, kiên trì của con người trong cuộc sống. Có ý chí, tất yếu sẽ thành công vẻ vang.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |