LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu hoàn cảnh, nội dung và kết quả của công cuộc cải tổ Liên Xô

4 trả lời
Hỏi chi tiết
4.357
2
4
Phương Dung
12/10/2017 21:58:06
 Công cuộc cải tổ ở Liên Xô
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 báo hiệu một cuộc khủng hoảng kinh tế khắp toàn cầu bắt đầu, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội… trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng quốc tế hóa ngày càng cao…Trong bối cảnh đó, trong khi các nước TBCN đang tiến hành các cải cách về cơ cấu kinh tế thì các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô lại chậm thích ứng, chậm sửa đổi đầu tư theo chiều sâu. Điều này làm cho Liên Xô lâm vào tình trạng “trì trệ”, “tiền khủng hoảng”.
- Tháng 3-1985, M. Goocbachốp được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại Đại hội lần thứ 27 Đảng Cộng sản Liên Xô. Goocbachốp đưa ra chủ trương cải tổ với đường “đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước” (Chiến lược tăng tốc) rất được nhân dân kì vọng, nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân văn đúng như bản chất của nó:
+ Về kinh tế: Chính phủ Liên Xô đưa ra nhiều phương pháp nhằm chuyển biến nền kinh tế Liên Xô sang cơ chế thị trường (tiến hành cải tạo kĩ thuật mới, thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động…)
+ Về chính trị: Mở rộng chế độ tự quản xã hội chủ nghĩa của nhân dân, đề cao dân chủ, mở rộng tính công khai, phê bình và tự phê bình…
- Mục tiêu cải tổ rất tốt đẹp, được nhân dân chờ đợi, song trong gần 6 năm tiến hành cải tổ, do không lường hết khó khăn, thiếu sự chuẩn bị chu đáo nên công cuộc cải tổ đi vào bế tắc, hậu quả là nền kinh tế tụt hậu. Năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân giảm 4-5%, năng suất lao động xã hội giảm 2,5%…Trước tình hình đó ban lãnh đạo Liên Xô vội chuyển sang cải tổ chính trị cực đoan, đến mức chấp nhận chế độ đa đảng thiết lập chế độ Tổng thống (1990) dẫn đến nội bộ Đảng Cộng sản chia rẽ, các thế lực chống phá CNXH ngóc đầu dậy, một số nước cộng hòa đòi li khai. Đất nước rơi vào khủng hoảng toàn diện, công cuộc cải tổ bị trượt ra khỏi mục tiêu CNXH.
- Ngày 19-8-1991, một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô việt tiến hành đảo chính lạt đổ Tổng thống Goocbachốp. Cuộc đảo chính thất bại. Trở lại nắm quyền, Goocbachốp từ chối Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản vào tháng 9-1991, Quốc hội bãI bỏ Hiệp ước Liên bang năm 1922. Theo sáng kiến của 3 nước cộng hòa (Nga, Ucraina, Bêlarut) ngày 21-12-1991, 11 nước cộng hòa kí hiệp ước giải thể Liên Xô và chính thức tuyên bố thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Ngày 25-12-1991, Goocbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ đỏ búa liềm bị hạ xuống, Liên bang Xô viết chính thức bị tan vỡ.
- Do vị trí quốc tế của mình, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được xem như là tổn thất lớn nhất của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới, nhưng đây là sự sụp đổ của mô hình CNXH đầy khuyết tật chứ không phải là sự sụp đổ của lí tưởng XHCN. Sự khủng hoảng và sụp đổ đó đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho cách mạng thế giới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Deano
12/10/2017 21:58:38
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 báo hiệu một cuộc khủng hoảng kinh tế khắp toàn cầu bắt đầu, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội… trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng quốc tế hóa ngày càng cao…Trong bối cảnh đó, trong khi các nước TBCN đang tiến hành các cải cách về cơ cấu kinh tế thì các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô lại chậm thích ứng, chậm sửa đổi đầu tư theo chiều sâu. Điều này làm cho Liên Xô lâm vào tình trạng “trì trệ”, “tiền khủng hoảng”.
- Tháng 3-1985, M. Goocbachốp được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại Đại hội lần thứ 27 Đảng Cộng sản Liên Xô. Goocbachốp đưa ra chủ trương cải tổ với đường “đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước” (Chiến lược tăng tốc) rất được nhân dân kì vọng, nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân văn đúng như bản chất của nó:
+ Về kinh tế: Chính phủ Liên Xô đưa ra nhiều phương pháp nhằm chuyển biến nền kinh tế Liên Xô sang cơ chế thị trường (tiến hành cải tạo kĩ thuật mới, thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động…)
+ Về chính trị: Mở rộng chế độ tự quản xã hội chủ nghĩa của nhân dân, đề cao dân chủ, mở rộng tính công khai, phê bình và tự phê bình…
- Mục tiêu cải tổ rất tốt đẹp, được nhân dân chờ đợi, song trong gần 6 năm tiến hành cải tổ, do không lường hết khó khăn, thiếu sự chuẩn bị chu đáo nên công cuộc cải tổ đi vào bế tắc, hậu quả là nền kinh tế tụt hậu. Năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân giảm 4-5%, năng suất lao động xã hội giảm 2,5%…Trước tình hình đó ban lãnh đạo Liên Xô vội chuyển sang cải tổ chính trị cực đoan, đến mức chấp nhận chế độ đa đảng thiết lập chế độ Tổng thống (1990) dẫn đến nội bộ Đảng Cộng sản chia rẽ, các thế lực chống phá CNXH ngóc đầu dậy, một số nước cộng hòa đòi li khai. Đất nước rơi vào khủng hoảng toàn diện, công cuộc cải tổ bị trượt ra khỏi mục tiêu CNXH.
- Ngày 19-8-1991, một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô việt tiến hành đảo chính lạt đổ Tổng thống Goocbachốp. Cuộc đảo chính thất bại. Trở lại nắm quyền, Goocbachốp từ chối Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản vào tháng 9-1991, Quốc hội bãI bỏ Hiệp ước Liên bang năm 1922. Theo sáng kiến của 3 nước cộng hòa (Nga, Ucraina, Bêlarut) ngày 21-12-1991, 11 nước cộng hòa kí hiệp ước giải thể Liên Xô và chính thức tuyên bố thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Ngày 25-12-1991, Goocbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ đỏ búa liềm bị hạ xuống, Liên bang Xô viết chính thức bị tan vỡ.
- Do vị trí quốc tế của mình, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được xem như là tổn thất lớn nhất của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới, nhưng đây là sự sụp đổ của mô hình CNXH đầy khuyết tật chứ không phải là sự sụp đổ của lí tưởng XHCN. Sự khủng hoảng và sụp đổ đó đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho cách mạng thế giới.
2
4
Cấn Du
12/10/2017 22:04:04
Hoàn Cảnh:
- Trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng quốc tế hóa ngày càng cao…
- Trong bối cảnh đó, trong khi các nước TBCN đang tiến hành các cải cách về cơ cấu kinh tế thì các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô lại chậm thích ứng, chậm sửa đổi đầu tư theo chiều sâu.
-> Điều này làm cho Liên Xô lâm vào tình trạng “trì trệ”, “tiền khủng hoảng”.
Nội dung:
(- Tháng 3-1985, M. Goocbachốp được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại Đại hội lần thứ 27 Đảng Cộng sản Liên Xô. Goocbachốp đưa ra chủ trương cải tổ với đường “đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước” (Chiến lược tăng tốc) rất được nhân dân kì vọng, nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân văn đúng như bản chất của nó:)
+ Về kinh tế: Chính phủ Liên Xô đưa ra nhiều phương pháp nhằm chuyển biến nền kinh tế Liên Xô sang cơ chế thị trường (tiến hành cải tạo kĩ thuật mới, thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động…)
+ Về chính trị: Mở rộng chế độ tự quản xã hội chủ nghĩa của nhân dân, đề cao dân chủ, mở rộng tính công khai, phê bình và tự phê bình…
Kết quả:
- Mục tiêu cải tổ rất tốt đẹp, được nhân dân chờ đợi, song trong gần 6 năm tiến hành cải tổ, do không lường hết khó khăn, thiếu sự chuẩn bị chu đáo nên công cuộc cải tổ đi vào bế tắc, hậu quả là nền kinh tế tụt hậu. Năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân giảm 4-5%, năng suất lao động xã hội giảm 2,5%…Trước tình hình đó ban lãnh đạo Liên Xô vội chuyển sang cải tổ chính trị cực đoan, đến mức chấp nhận chế độ đa đảng thiết lập chế độ Tổng thống (1990) dẫn đến nội bộ Đảng Cộng sản chia rẽ, các thế lực chống phá CNXH ngóc đầu dậy, một số nước cộng hòa đòi li khai. Đất nước rơi vào khủng hoảng toàn diện, công cuộc cải tổ bị trượt ra khỏi mục tiêu CNXH.
4
0
Thời Phan Diễm Vi
03/01/2021 19:47:33
+2đ tặng

* Công cuộc cải tổ ở Liên Xô được diễn ra như sau:

- Tháng 3 - 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, đề ra đường lối cải tổ.

- Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp:

Về chính trị: thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xóa bỏ chế độ một đảng (tức là Đảng Cộng sản) nắm vai trò lãnh đạo nhà nước, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.

Về kinh tế: tuy đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm, dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội.

Về xã hội: nhiều cuộc bãi công diễn ra, nhiều nước cộng hòa đòi li khai tách thành những quốc gia độc lập, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động.

* Kết quả:

- Công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.

- Ngày 19 - 8 - 1991 một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dần tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng.

- Ngày 21 - 12 - 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG).

- Ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư