Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nguyên nhân diễn biến kết quả cuộc khởi nghĩa Yên Thế

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
637
0
1
~Như'ss Tiểu'ss ...
16/03/2019 22:16:34
* Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã
Kết quả khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Lê Phương Thảo
16/03/2019 23:35:26
* Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.
- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.
=> Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
*Diễn biến:
Giai đoạn I (1884-1892)
Từ năm 1884 đến năm 1892: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Đề Nắm lãnh đạo. Nhìn chung trong giai đoạn này có đến hàng chục toán quân chống thực dân Pháp hoạt động riêng lẻ với nhiều thủ lĩnh khác nhau, trong đó uy tín nhất chính là Đề Nắm. Mặc dù chưa được thống nhất hoàn toàn những các nghĩa quân cũng hoạt động hiệu quả
Cuối tháng 12 năm 1890, thực dân Pháp đã ba lần đánh vào Hố Chuối, nhưng nghĩa quân của Đề Thám đã đánh cho tơi bời
Vào năm 1891, thực dân Pháp tiếp tục tấn công Hổ Chuối, nghĩa quân phải rút lên Đồng Hom. Lúc này Đề Nắm lên làm chỉ huy và trở thành lãnh đạo có uy tín nhất của cuộc khởi nghĩa.
Tháng 3 năm 1892, thực dân Pháp huy động 2200 quân đặc chiến từ nhiều binh chủng do tướng Voiron cầm đầu tiến đánh vào căn cứ của nghĩa quân. Nghĩa quân dưới sự lãnh đạo đã chiến đấu anh dũng nhưng cuối cùng vẫn phải rút khỏi căn cứ do sự chênh lệch lực lượng quá lớn.
Lực lượng nghĩa quân bị suy yếu vào cuối năm 1892, một số thủ lĩnh hi sinh, số khác ra hàng quân Pháp, điển hình là thủ lĩnh Đề Nắm bị giết vào tháng 4 năm 1892.
Trước tình thế hiểm nguy, Đề Thám đã thay Đề Nắm đứng ra lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng nghĩa quân đã tận dụng tối đa thế mạnh của lối đánh cùng với địa hình hiểm trở, kết hợp việc cơ động để thoát khỏi vòng vây của thực dân Pháp
Giai đoạn thứ II (1893-1897)
Giai đoạn tiếp theo này, Đề Thám khôi phục lại nghĩa quân, tập hợp các binh sĩ còn lại và mở rộng vùng hoạt động.
Trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất, để bảo toàn lực lượng và tiếp tục duy trì cuộc khởi nghĩa, Đề Thám đã hai lần xin giảng hòa với thực dân Pháp vào tháng 10 năm 1894 và tháng 12 năm 1897.
Theo cuộc thỏa thuận giữa hai bên, tháng 10 năm 1894, thực dân Pháp rút khỏi vùng Yên Thế, Đề Thám cai quản bốn tổng.
Đến tháng 11 năm 1895, quân Pháp bội ước và tổ chức cuộc tấn công. Nghĩa quân của Đề Thám phải chia nhỏ thành nhiều đoàn, trà trộn vào dân để hoạt động tránh sự phát hiện.
Lần giảng hòa thứ hai vào tháng 12 năm 1897 được Đề Thám khơi nguồn nhằm bảo toàn nghĩa quân dưới sự truy lùng ráo riết của quân Pháp. Lần này nghĩa quân đã phải giao nộp toàn bộ vũ khí. Mặc dù với tâm thế giảng hòa, tuy nhiên Đề Thám vẫn không hề phục tùng mà ngấm ngầm củng cố lực lượng.
Giai đoạn thứ III (1898-1908)
Nghĩa quân của Đề Thám vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu trong 11 năm đình chiến. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11 bài 21 được học lúc này đã đi đến giai đoạn cuối. Tranh thủ thời gian hào hoãn, ông cùng nghĩa quân tích cực luyện tập quân sự cùng với hoạt động sản xuất để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu.
Lực lượng nghĩa quân dù không đông nhưng cực kì thiện chiến. Bên cạnh đó, Đề Thám cũng mở rộng hoạt động với các nhà yêu nước thuộc Bắc và Trung Kì.
Yên Thế lúc này trở thành căn cứ tập hợp của nhiều anh em chiến sĩ yêu nước từ khắp mọi miền. Nghĩa quân của Đề Thám đã đón tiếp nhà yêu nước Phan Bội Châu hai lần tại đây. Nhà chiến sĩ yêu nước Phan Chu Trinh cũng đến đây trong năm 1906.
Một căn cứ tên là Tú Nghệ ra đời dành cho các nghĩa sĩ miền Trung.
Thực dân Pháp giai đoạn này cũng ra sức lập đòn bốt giao thông nhằm đánh đòn quyết định vào khởi nghĩa Yên Thế.
Giai đoạn thứ IV (1909-1913)
Trong năm 1908 một số quân Pháp bị giết khi Đề Thám tham gia cuộc nổi dậy của lính khố xanh. Đến tháng 7 cùng năm, dưới sự tham gia và lãnh đạo của ông, một số lính Pháp bị đầu độc. Kế hoạch được vạch ra rất chi tiết, nhưng kết quả vẫn thất bại.
Đầu tháng 1 năm 1909, thực dân Pháp quyết đánh trả tiêu diệt nghĩa Quân. Dưới sự chỉ đạo của Batay, cuộc khởi nghĩa bị tấn công bởi 15.000 quân Pháp thiện chiến. Do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân cầm cự chống đỡ và rút lui dần.
Trên đường di chuyển để rút lui, nghĩa quân của Đề Thám vẫn chống trả quyết liệt khiến quân Pháp nhiều phen hoảng loạn.
Cuối năm 1909, lực lượng nghĩa quân giảm sút nghiêm trọng do sự truy đuổi của kẻ thù, hầu hết các thủ lĩnh đều hi sinh hoặc rơi vào tay giặc, một số bỏ trốn.
Đề Thám phải nhờ Lương Tam Kỳ hỗ trợ, nhưng cuối cùng ông lại bị sát hại bởi thủ lĩnh của hắn. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa.
*Kết quả thất bại
* Ý nghĩa:
Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh và quật khởi của người nông dân
Làm chậm tiến trình bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của quân Pháp
Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân nhân ta cho những cuộc chiến đấu sau này
Khẳng định tinh thần yêu nước, tinh thần quyết hi sinh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×