Ngày nay môi trường mà con người sinh sống đang biến đổi to lớn, môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hoạt động sản xuất và đời sống của con người đã sản sinh ra một lượng chất ô nhiễm rất lớn, được đào thải vào môi trường, nhiều chất ô nhiễm như Thủy ngân, Cadimi, Asen, Cyanua, Phenol, Benzen, thuốc bảo vệ thực vật… vào cơ thể, có tác hại rất lớn đến sức khoẻ con người.
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. Có nhiều hình thức ô nhiễm môi trường khác nhau và mỗi hình thức đều có những tác hại đối với sức khỏe con người khác nhau:
1. Ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh có liên quan đến việc dùng nước bẩn trong sinh hoạt.
Sử dụng nước nhiễm Asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, Asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm Asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm Chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao.
Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.
Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán.
Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
2. Ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Sulfur Đioxít (SO2): là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 thậm chí ở nồng độ thấp có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,..
Cacbon mônôxít (CO): Khi hít phải, CO sẽ lan tỏa nhanh chóng qua phế nang, mao mạch, nhau thai,.. Đến 90% CO hấp thụ sẽ kết hợp với Cacbonxy-Hemoglobin, làm kiềm chế khả năng hấp thụ oxy của hồng cầu. Các tế bào máu này sẽ bị vô hiệu hóa, không mang được oxy tới các mô của cơ thể gây hiện tượng ngạt. Nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức tiêu thụ lượng oxy cao như não, tim, và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,.. đau đầu, chóng mặt, khó thở, rối loạn cảm giác,..
Nitrogen Điôxít (NO2): là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. Tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng,..
Ozôn (O3): là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm, có mùi hăng mạnh (một số thiết bị điện có thể sản sinh ra O3, có thể dễ dàng ngửi thấy như trong tivi, máy photocopy,..). Thông thường, O3 được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, khử trùng,.. Tuy nhiên, ở nồng độ cao, O3 trở nên độc cho các sinh vật sống, gây tổn thương các mô và tế bào cơ thể. Có thể làm giảm chức năng phổi, gây tức ngực, ho, khó thở,..
Chì (Pb): gây rối loặn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh, làm giảm chỉ số thông minh).
Tiếng ồn: gây mệt mỏi thính giác, giảm thính lực, gây ù tai, điếc nghề nghiệp, làm nhiễu loạn chức năng não, tăng nhip thở, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật…
3. Ô nhiễm môi trường đất đối với sức khỏe con người.
Các chất độc từ đất có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn (thực vật đến động vật và cuối cùng vào cơ thể người). Chất độc hại có thể lan tỏa vào nước mặt và nước ngầm rồi vào cơ thể người và động vật.
Đất đóng vai trò quan trọng trong các con đường truyền dịch bệnh người – đất – côn trùng – ký sinh trùng –vật nuôi. Con đường từ người qua đất rồi trở lại với con người thông qua dòng nước hoặc côn trùng là phổ biến đối với các bệnh đường ruột như tả, lị hoặc thương hàn, các bệnh nấm ở da, cũng là nơi chứa các siêu vi khuẩn gây bệnh dường ruột và các loại siêu vi khuẩn gây bệnh khác.
4. Nhiễm phóng xạ đối với sức khỏe con người.
Các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, hoặc đường tiêu hóa... có nhiều loại bức xạ khác nhau như tia X, alpha, beta, gamma… Bên cạnh hiệu quả to lớn trong y học thì các chất phóng xạ và các tia bức xạ cũng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm.
- Hô hấp: nhiễm phóng xạ có thể gây ra ung thư vòm họng, phổi.
- Máu và cơ quan tạo máu: mô limpho và tủy xương ngừng hoạt động, làm cho số lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng.
- Hệ tiêu hóa: niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy, sụt cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể, ung thư.
- Da: xuất hiện ban đỏ, viêm da, sạm da, có thể dẫn đến viêm loét, thoái hóa, hoại tử hoặc phát triển thành khối u ác tính trên da.
- Cơ quan sinh dục: vô sinh.
- Sự phát triển phôi thai: có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh.
5. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn con người.
Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con người, không thua gì các loại ô nhiễm khác. Ô nhiểm tiếng ồn có hại về sinh lý, tâm lý.
Về sinh lý, gây thương tích tai, làm điếc, dễ bị rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra có thể đau đầu, lâu dần thành bệnh kinh niên, mất khả năng làm việc, hay là ít nhất là mất giá trị sống. Nguy hại hơn nữa là những bệnh về tim mạch và huyết áp.
Về tâm lý: gây stress, căng thẳng thần kinh, nóng nảy, hung hăng, dễ bị kích động,...
6. Ô nhiễm ánh sáng đối với sức khỏe con người.
Ô nhiễm ánh sáng gây tác hại trực tiếp đến cơ thể con người. Dưới đây là một vài hậu quả thường gặp nhất.