Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu tính chất hóa học và tính chất vật lí của oxi. Viết các phương trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Nêu tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro. Viết phương trình điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm

Câu 1, Nêu tính chất hóa học và tính chất vật lí của oxi
Câu 2, Viết các phương trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Câu 3, Nêu tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro
Câu 4, Viết phương trình điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm
Câu 5, Nêu vai trò của nước. Biện pháp bảo vệ nguồn nước
Câu 6, Nêu các khái niệm : Dung dịch bão hòa
Dung dịch chưa bão hòa
Độ tan của 1 chất trong nước
Câu 7, Kể tên các loại hợp chất vô cơ đã học. Nêu định nghĩa và viết mỗi loại 5 chất cụ thể
Câu 8, Điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch
Câu 9, Nêu tính chất hóa học của axit
Câu 10, Nêu tính chất hóa học của Bazơ
Câu 11, Nêu tính chất hóa học của Muối
Câu 12, Kể tên các phi kim và nêu tính chất vật lí của phi kim
Câu 13, Nêu tính chất hóa học và tính chất vật lí của Clo
Câu 14, Nêu tính chất hóa học và tính chất vật lí của Cacbon
Câu 15, Nêu tính chất hóa học và tính chất vật lí của Cacbon đioxit
9 trả lời
Hỏi chi tiết
39.154
125
22
Hà Thanh
29/11/2017 16:22:21
1 Tính chất của oxi :
- Tính chất vật lí : Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.
- Tính chất hóa học : oxi là một đơn chất phi kim hoạt động mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
2 Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
2KClO3 t0⟶ 2KCl + 3O2
2KMnO­4 t0⟶ K2MnO2 + MnO2 + O2
3 Tính chất vật lý của Hidro:
– Là chất khí, không màu không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí 14,5 lần
– Tan ít trong nước(rất ít)
– Là loại khí nhẹ nhất
* Tính chất hóa học của Hidro:
a. Tác dụng với oxi
Khi hidro cháy trong oxi sẽ có ngọn lửa xanh và tạo thành nước.
Phương trình phản ứng: 2H2 + O2 —> H2O
b. Tác dụng với đồng (II) oxit
Hidro có thể kết hợp với Cu (II) oxit tạo thành H2O và giải phóng đồng tự so
Phương trình phản ứng: CuO + H2 —> Cu + H2O

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
49
9
Hà Thanh
29/11/2017 16:27:33
4 Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm - Nguyên liệu:
+ Kim loại: Zn, Fe, Al, Pb..
+ Ddịch axit: HCl loãng, H2SO4 loãng.
PTHH: Zn + HCl ZnCl2 + H2
Có 2 cách thu:
- Bằng cách đẩy nước.
- Bằng cách đẩy không khí
5
- Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Cơ thể của con người cấu tạo đã có 80% là nước.Và trên thế giới nước cũng chiếm 80% bề mặt trái đất.
- Một ngày nếu không có nước con người sẽ rất khó khăn trong việc sinh hoạt.
- Nước giúp cho chúng ta sinh hoạt trong đời sống từ việc canh tác trong nông nghiệp cho đến sản xuất trong công nghiệp và cho con người đời sống khỏe mạnh
Biện pháp:
- Cần tuyên truyền, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay giữ sạch nguồn nước bằng các cách đơn giản như không xả rác nơi công cộng, không xả chất thải vào trực tiếp nguồn nước sạch, không sử dụng chất thải tươi làm phân bón. Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất
- Không sử dụng nước sạch một cách phí lãng phí
- Cần thiết nên kiểm tra và bảo dưỡng cải tạo lại những đường ống dẫn nước hay những bể chứa nước nhằm chống sự thất thoát của nước. Đối với việc tưới cây, rửa xe, quét sân,… thì nên sử dụng nguồn nước mưa thì sẽ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch
- Phải cần thiết có những kế hoạch thu gom với hố ủ vệ sinh hợp lý tránh trường hợp xả tràn lan ra ngoài gây ô uế và mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường
- Phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt rồi mới đổ ra hệ thống cống chung để bảo vệ nguồn nước sạch tránh tình trạng xả tràn lan gây ô nhiễm. Đối với nước thải công nghiệp và y tế cần phải được kiểm soát và xử lý theo quy định môi trường nước trước khi xa ra ngoài.
33
5
Hà Thanh
29/11/2017 16:32:24
6
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Thí dụ: Cho dần dần và liên tục muôi ăn vào cốc nước, khuấy đều, nhẹ.
Nhận xét: - Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch muối ăn, vẫn có thế hòa tan thêm muối ăn.
- Ở giai đoạn sau ta được dung dịch muối ăn không thế hòa tan thêm muối ăn. Ta có dung dịch muối ăn bão hòa
Độ tan của một chất tan là khối lượng chất tan trong dung dịch bão hoà chứa 100g nước và lượng chất tan đó Ở MỘT NHIỆT ĐỘ XÁC ĐỊNH.
7 - Oxit: Là hợp chất trong đó có một nguyên tố là oxi
+ Al2O3: Nhôm oxit
+ SO2: Lưu huỳnh đioxit
+ N2O5: Đinitơ pentaoxit
+ P2O5: Photpho (V) oxit
- Axit: Là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một gốc axit. Các nguyên tử hidro này có thể thay thế bởi nguyên tử kim loại
+ H2SO4: Axit sunfuric
+ HCl: Axit clohiđric
+ H3PO4: Axit photphoric
+ HNO3: Axit nitric
+ H2S: Hidro sunfua
- Bazơ: Là hợp chất mà phân tử gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH)
+ Fe(OH)3: Sắt(III) hidroxit
+ KOH: Kali hiđroxit
- Muối: Là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit
+ Ca(NO3): Canxi nitrat
+ CaCl2: Canxi clorua
+ Ba(HCO3): Bari Bicacbonat
+ K2HPO4: Kali hidrophotphat
31
2
Hà Thanh
29/11/2017 16:36:18
8 Điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch:
- axit + muối( axit tan, muối có thể không tan) tạo thành muối kết tủa hoặc chất bay hơi hoặc chỉ cần axit yếu hơn axit ban đầu.
- bazơ + muối( bazơ kiềm, muối tan) tạo thành bazơ không tan hoặc muối không tan
- muối+ muối( 2 muối tan) tạo thành chất kết tủa là được
- axit và bazơ luôn phản ứng
9 Tính chất hóa học của axit 1. Axit làm đổi màu giấy quì tím:
Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. Do đó dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
2. Axit tác dụng với kim loại:
- Nguyên tắc: Axit + kim loại -> muối + H2
- Điều kiện phản ứng:
  • Axit: thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2)
  • Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
3. Tác dụng với bazơ:
- Nguyên tắc: Axit + Bazơ -> muối + Nước
- Ví dụ:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2+ 2H2O
4. Tác dụng với oxit bazơ:
- Nguyên tắc: Axit + oxit bazơ -> muối + Nước
- Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.
- Ví dụ:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2
5. Tác dụng với muối:
- Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).
- Ví dụ:
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4(r) + 2HCl
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)
26
1
Hà Thanh
29/11/2017 16:39:55
10 Tính chất hóa học của bazo
1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Ví dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
Lưu ý: Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.
5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Ví dụ: Cu(OH)2 CuO + H2O
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
11 Tính chất hóa học của muối:
1. Tác dụng với kim loại
Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
2. Tác dụng với axit
Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
3. Tác dụng với dung dịch muỗi
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
4. Tác dụng với dung dịch bazơ
Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
5. Phản ứng phân hủy muối
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
Thí dụ: 2KClO3 t0→→t0 2KCl + 3O2
11
5
29/11/2017 16:48:41
c15)
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Là khí không màu, vị hơi chua. Tan ít trong nước. CO2 khi bị làm lạnh đột ngột là thành phần chính của nước đá khô. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để làm môi trường lạnh và khô, rất tiện lợi để bảo quản thực phẩm.
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. CO2 là oxit axit
- CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu):
CO2 + H2O ↔ H2CO3
- CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối:
CaO + CO2 → CaCO3 (t0)
- CO2 tác dụng với dung dịch bazơ → muối + (H2O)
NaOH + CO2 → NaHCO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Phản ứng của CO2 với dung dịch kiềm tạo thành muối nào tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol của 2 chất tham gia phản ứng. Bài toán về phản ứng với dung dịch kiềm cũng là dạng bài tập phổ biến nhất đối với CO2. Khi giải bài toán này, chúng ta thường dựa vào các định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố và bảo toàn điện tích.
2. CO2 bền, ở nhiệt độ cao bị nhiệt phân một phần và tác dụng được với các chất khử mạnh
2CO2 ↔ 2CO + O2 (t0)
CO2 + 2Mg → 2MgO + C
CO2 + C → 2CO
3. CO2 còn được dùng để sản xuất ure
CO2 + 2NH3 → NH4O - CO - NH2 (amoni cacbamat)
NH4O - CO - NH2­ → H2O + (NH2)2CO (1800C; 200at)
8
5
29/11/2017 16:50:42
c13)
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc.
- Clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước.
- Ở 20oC, một thể tích nước hòa tan 2,5 thể tích khí clo.
- Clo là khí độc.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Clo có những tính chất hóa học của phi kim không?
a) Tác dụng với kim loại
- Các halogen hoạt động hoá học mạnh do phân tử của chúng phân li tương đối dễ dàng thành nguyên tử, nguyên tử có tính chất hoá học rất mạnh.
- Phản ứng kết hợp halogen với kim loại xảy ra đặc biệt nhanh và thoát ra nhiệt lượng lớn.
Na + Cl2 → NaCl
- Khi kết hợp với kim loại, các halogen oxi hoá các kim loại đến hoá trị cực đại của kim loại.
Cl2(k) + Fe(r) → FeCl3(r)
(Nếu Fe dư: Fe dư + 2FeCl3 → 3FeCl2)
Cl2(k) + Cu(r) →CuCl2(r)
Kết luận: Clo tác dụng với hầu hết các kim loại tạo thành muối clorua.
b) Tác dụng với hiđro
Cl2(k) + H2(k) →→ 2HCl(k)
- Khí HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit hiđrocloric.
Kết luận: Clo có những tính chất hóa học của phi kim. Clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh, clo không trực tiếp phản ứng với oxi.
2. Clo còn có những tính chất hóa học nào khác?
a) Tác dụng với nước
Cl2(k) + H2O(l) ⇌ HCl(dd) + HClO(dd) (phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau).
b) Tác dụng với dung dịch NaOH
Cl2(k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(l)
 
3
6
29/11/2017 16:51:38
c12)
I) Tính chất vật lý:
- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (S, P, ...); lỏng (Br2); khí (Cl2, O2, N2,H2...).
- Phần lớn các nguyên tố phi kim không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém; Nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2.
1
0
NguyễnNhư
02/07 17:09:43
câu 1:
Tính chất vật lí: chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
tính chất hoá học
- tác dụng với phi kim
- tác dụng với kim loại
- tác dụng với hợp chất
cau 2:
sự hô hấp
sự đốt nhiên liệu
câu 3:
tính chất vật lí: không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước
tính chất hoá học: tác dụng với oxi
tác dụng với đồng oxit
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo