Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu vai trò của vùng biển nước ta. Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
788
4
0
mỹ hoa
31/12/2018 21:55:05
Nêu vai trò của vùng biển nước ta?
– Điều hoà khí hậu.
– Tạo ra nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
– Tạo điều kiện phát triển giao thông đường biển.
– Cung cấp tài nguyên: Dầu mỏ, thuỷ sản: cá, tôm, muối,…
Tên các ngành công nghiệp của nước ta như: khai thác khoáng sản, điện, luyện kim, cơ khí, hóa chất, dệt, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
doan man
31/12/2018 21:56:13
Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong 36 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.
Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Xét về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.
Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.
Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.
Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước..., các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm... đều được phân bố ở vùng ven biển.
Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền...; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.
Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng.
1
1
1
2
Nguyễn Mai
31/12/2018 22:12:27
Vai trò của vùng biển nước ta
- Điều hoà khí hậu.
- Tạo ra nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
- Tạo điều kiện phát triển giao thông đường biển.
- Cung cấp tài nguyên: Dầu mỏ, thuỷ sản: cá, tôm, muối,…
Các ngành công nghiệp của nước ta như: khai thác khoáng sản, điện, luyện kim, cơ khí, hóa chất, dệt, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm
1
1
Nguyễn Mai
31/12/2018 22:13:38
Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong 36 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.
Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Xét về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.
Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.
Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.
Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước..., các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm... đều được phân bố ở vùng ven biển.
Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền...; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.
Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×