ý nghĩa:
Đầu tiên, nếu trước đây, các khoản thanh toán đều phải thực hiện thanh toán thông qua hiện vật, nhưng ngày nay, việc thanh toán các khoản chi phí được thu trực tiếp bằng tiền, thuế cũng vậy. Sự phát triển của nền kinh tế ngày càng lớn mạnh, dòng hàng – tiền – hàng ngày càng luân chuyên liên tục, đã tạo điều kiện cho sự phát triển lớn mạnh của thuế. Việc các cá nhân, tổ chức nộp tiền thuế trực tiếp cho cơ quan có thẩm đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thuế góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước
Thứ hai, thuế là khoản truy thu của nhà nước, đối với người có nghĩa vụ nộp thuế thông qua con đường quyền lực. Thuế hiện diện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, nhưng dù có là hình thức nào thì thuế vẫn mang tính chất bắt buộc, căn cứ để nhà nước tiến hành thu thuế người dân là con đường quyền lực của nhà nước, thông qua hệ thống pháp luật về thuế. Tất cả quy định về nghĩa vụ nộp thuế, việc kê khai, nộp thuế,..đều do nhà nước ấn định và quản lý rất chặt chẽ. Cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng phải nộp thuế nếu không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật, đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất của thuế và các khoản thu khác.
Thứ ba, thuế là khoản thu bắt buộc không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Tuy nhiên, một phần của thuế sẽ được chi trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng. Việc hoàn thuế này không có quy định hay thông báo chính thức, nó có thể xảy ra trước hoặc sau khi nộp thuế. Chính vì thế, người nộp thuế không có quyền phản đối hay từ chối việc thực hiện nghĩa vụ của mình về việc truy thu thuế của nhà nước.
ví dụ:
nếu một công ty sản xuất hoạt động với doanh thu 1 triệu đô la, 500.000 đô la là chi phí bán hàng và 100.000 đô la là tổng chi phí hoạt động, thu nhập trước lãi, thuế, khấu hao (EBITDA) sẽ là 400.000 đô la. Nếu công ty không có nợ, khấu hao, và có thuế suất doanh nghiệp là 35%,