Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngăn tim nào có thành dày nhất? Vì sao?

1.a, Nếu thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn?
b, Ngăn tim nào có thành dày nhất?Vì sao?
2. Kể tên các cơ uan trong hệ hô hấp của người?
a. Nêu thành phần cấu tạo của hệ hô hấp
b. Vì sao trồng nhiều cây xanh có lợi ích cho môi trường
c. Vì sao ko đc hút thuốc lá? Nêu tác hại
3.Nêu thành phần cấu tạo của hệ tiêu hóa
 
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.688
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
29/12/2017 20:05:33
3
* Cấu tạo hệ tiêu hóa & chức năng tương ứng:
Hệ tiêu hóa là một ống dài liên tục, bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc ở hậu môn. Ở người trưởng thành, hệ tiêu hóa dài khoảng 6m.
Tham gia vào qua trình tiêu hóa còn có các cơ quan tiêu hóa như gan & tụy. Các cơ quan này cung cấp các men tiêu hóa, rất cần thiết cho quá trình phân rã thức ăn.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ khi thức ăn được đưa vào miệng & thậm chí trước đó. Khi chúng ta nhìn thấy thức ăn, ngửi thấy mùi vị thơm ngon của thức ăn thì các tuyến nước bọt (nằm ở dưới lưỡi, gần với hàm dưới) đã bắt đầu tiết ra nước bọt. Quá trình tiết nước bọt là một phản xạ được điều khiển từ não bộ. Một khi cơ quan này bị kích thích bởi thức ăn, chúng ra hiệu cho tuyến nước bọt biết rằng chúng ta chuẩn bị ăn đây.
Nước bọt có chức năng làm cho thức ăn đã bị nhai xé dễ dàng nuốt hơn. Trong nước bọt có amylase, một loại men tiêu hóa có chức năng phân hủy một vài loại carbonhydrate (như tinh bột & đường) trong thức ăn trước khi được nuốt. Cổ họng là ngõ vào của cả thực quản và khí quản. Tuy vậy, bình thường thức ăn từ họng khi nuốt vào không bao giờ bị rớt vào khí quản bởi có nắp thanh quản tự động đóng kín thanh quản mỗi khi nuốt.
Nuốt là một quá trình có sự phối hợp vận động nhịp nhàng của các cơ lưỡi, miệng & nhu động của thực quản. Thực quả là một ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày, nó dài khoảng 12-14 cm. Bình thường, một khi thức ăn khi đã vào dạ dày không thể trở ngược lại thực quản vì luôn có những nhu động một chiều đẩy thức ăn xuống dạ dày cộng với ở cuối thực quản (hoặc ở đầu dạ dày) có một cơ vòng có thể thắt lại để giữ thức ăn đó. Cơ vòng này gọi là tâm vị.
Quá trình tiêu hóa là một quá trình tự nhiên đến nổi Bạn không thể nhận biết được sự di chuyển của thức ăn trong cơ thể, cũng như chẳng bao giờ Bạn muốn thắc mắc về nó.
Dạ dày là một túi cơ có chức năng chứa đựng thức ăn, trộn lẫn thức ăn với các men tiêu hóa & nghiền nát thức ăn thành những miếng nhỏ hơn nữa để có thể hấp thụ được. Môi trường trong dạ dày luôn có tính axít, thực ra nó là một túi chứa đầy axít được tiết ra đa phần ở niêm mạc dạ dày (lớp lót bên trong lòng dạ dày). Như Bạn cũng đã biết, axít là rất cần thiết để phân rã thức ăn.
Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu đã tăng lên khi thức ăn ở trong dạ dày. Một số chất đơn giản như nước, muối, đường & chất cồn có thể ngấm trức tiếp vào các mạch máu ở thành dạ dày. Một số dạng thức ăn phức tạp khác cần phải đi sâu hơn trong hệ tiêu hóa mới có thể hấp thu được. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày trở thành một dạng nhũ trấp (dịch sữa). Nhũ trấp sẽ được đẩy xuống ruột non qua một đoạn nối đặc biệt giữa dạ dày & ruột non
Sau đó, thức ăn sẽ được tiếp tục tiêu hóa & hấp thu vào máu bằng các nhung mao có đầy trong niêm mạc ruột suốt khoảng thời gian thức ăn đi qua. Ruột là đoạn dài nhất trong hệ tiêu hóa, nằm gọn trong ổ bụng
Thức ăn được tiêu hóa ở ruột được hoàn thiện hơn nhờ các men tiêu hóa tiết ra từ gan, túi mật (một túi nhỏ nằm bên dưới gan), tuyến tụy (nằm hơi thấp hơn dạ dày). Tuỵ cung cấp các men tiêu hóa chất protein, chất béo & carbonhydrate & các chất trung hòa axít trong dạ dày
Nhận xét là mỗi khi thức ăn di chuyển sang một đoạn tiêu hóa khác, đều có một cơ quan hoạt động như một cách cửa khóa không cho thức ăn di chuyển ngược chiều trở lại. Ví dụ tâm vị không cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, môn vị không cho thức ăn từ ruột non trở lại dạ dày. Lần này cũng vậy, thức ăn từ ruột non di chuyển vào ruột già (đoạn ruột có kích thước phồng to hơn nhiều so với ruột non) và cũng có một cơ vòng ở hồi tràng không cho thức ăn trở ngược lại ruột non.
Thức ăn khi đi vào đến ruột già hầu như không còn chất dinh dưỡng. Chức năng cơ bản của ruột già là hấp thụ nước từ thức ăn & tạo hình thù cho phân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
29/12/2017 20:06:13
2
cThuốc lá có hại như thế nào đối với sức khỏe của bạn và con của bạn?
  • Khói thuốc làm chậm sự tăng trưởng của em bé trước khi sinh. Vì vậy mặc dù được sinh ra đủ tháng nhưng con của bạn có thể vẫn bị nhẹ cân.
  • Con của bạn có thể bị sinh ra quá sớm (sinh non). Trẻ sinh non thường gặp có các vấn đề về sức khỏe.
  • Hút thuốc có thể gây tổn hại đến sự phát triển của phổi và não của bé. Các tổn hại này có thể kéo dài suốt thời thơ ấu cho đến những năm tháng niên thiếu.
  • Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ chảy máu bất thường trong quá trình mang thai và sinh nở. Điều này có thể khiến cả bạn và con của bạn vào tình huống nguy hiểm.
  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ con của bạn bị dị tật bẩm sinh, bao gồm sứt môi, hở hàm ếch, hoặc cả hai. Hở hàm ếch là dị hình khe hở ở vùng vòm hầu làm thông nối khoang miệng với khoang mũi. Trẻ bị hở hàm ếch có thể gặp khó khăn khi ăn uống và có thể cần phải phẫu thuật.
  • Con của những bà mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai và trẻ sơ sinh phải tiếp xúc với khói thuốc sau khi sinh có nguy cơ bị đột tử sơ sinh cao hơn so với các trẻ khác không tiếp xúc với khói thuốc
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
29/12/2017 20:07:37
2
b.Ttrồng nhiều cây xanh vừa giúp ngăn chặn tiếng ồn, vừa làm cho không khí trở nên trong lành hơn nhờ quá trình quang hợp của cây.Trong quá trình quang hợp, cây xanh lấy cacbon dioxit từ không khí và thải ra Oxi và nước. Như vậy trồng cây xanh làm không khí giảm cacbon dioxit ,tăng oxi
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
29/12/2017 20:08:05
2
a.Các thành phần cấu tạo của hệ hô hấp và chức năng :
Cấu tạo thành phần của hệ hô hấp:
- Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi
- Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.
- Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
29/12/2017 20:09:00
2
Hệ hô hấp bao gồm mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản & hai buồng phổi.
Hầu họng: giống như một ngã tư giao nhau giữa một bên là mũi & khí quản, bên còn lại là miệng & thực quản.
Thanh quản: là đoạn đầu tiên của ống dẫn khí vào cơ thể. Thanh quản có chứa hai dây thanh có chức năng chính trong việc phát ra các âm tiết khác nhau trong ngôn ngữ & những âm thanh khác phát ra từ mũi miệng.
Khí quản: là một ống có cấu tạo chủ yếu là sụn, bắt nguồn từ thanh quản rồi chạy song song với thực quản bên trong lồng ngực. Đầu còn lại của khí quản được chia là hai nhánh lớn để dẫn khí vào từng phổi qua vô số các nhánh dẫn khí được phân chia tiếp theo (gọi là ‘tiểu phế quản’) đến từng vị trí trong mô phổi. Các tiểu phế quản dẫn khí đến phổi làm thổi phồng các túi khí bên trong phổi (gọi là phế nang), nơi diễn ra quá trình trao đổi khí với hồng cầu. Từ hai nhánh phế quản vào hai phổi, sự phân chia thành các tiểu phế quản & tiểu tiểu phế quản cần thiết để dẫn khí cho cả 300-400 phế nang cho mỗi buồng phổi.
Phổi: là một bộ phận quan trọng và chính yếu nhất trong hệ hô hấp với vai trò chínhlà trao đổi các khí - đem oxygen từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và carbon dioxide từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.
Trong con người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có ‘cơ hoành’ ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là ‘khí quản’ - là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản chính . Quả tim nằm giữa hai phổi (vùng ‘trung thất’), hơi trệch về bên trái.
Buồng phổi bên trái có 2 ‘thùy’ (thuỳ trái-trên, trái-dưới), bên phải có 3 thùy (phải-trên , phải-giữa và phải-dưới. Mỗi buồng phổi có một ‘phế quản chính’, một ‘động mạch’ và hai ‘tĩnh mạch’ - những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi - kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết.
Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng. 
Trong hô hấp, diễn ra ‘quá trình trao đổi khí’ do việc tiếp xúc giữa hồng cầu với không khí giàu oxy trong phế nang. Các hemoglobin có trong hồng cầu bắt giữ lấy các phân tử oxy & nhả ra các phân tử CO2 vào phế nang. Đây là chức năng cơ bản và thiết yếu nhất của hệ hô hấp. Hiển nhiên CO2 sẽ bị thải ra ngoài trong thì thở ra, còn O2 được đem đến cung cấp cho tế bào để đốt cháy nhiên liệu tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Quá trình này cứ tiếp diễn từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây để duy trì chức năng cơ bản của sự sống.
Cơ hoành đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hít thở. Một khi cơ hoành đẩy lên trên, tạo ra một sức nén làm nhỏ lồng ngực lại và có tác dụng đẩy khí ra ngoài, gọi là ‘thì thở ra’. Tương tự, để hít vào, cơ hoành sẽ hạ xuống làm gia tăng thể tích bên trong lồng ngực, kéo theo sự giãn nở của hai buồng phổi làm cho không khí tuồn đầy vào bên trong, gọi là ‘thì hít vào’. Nín thở là một động tác cố gắng làm bất động cơ hoành và thể tích lồng ngực được giữ nguyên, khí sẽ không lưu chuyển ra vào
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
29/12/2017 20:09:47
1
thành cơ tim dày nhất là thành cơ của ngăn tâm thất trái
vì tâm thất phải chịu lực đẩy máu xuống của tâm thất , chứa 1 lượng máu lớn đồng thời phải tạo 1 lực rất lớn để đẩy máu ra động mạch do đó cần thành tim dày để đảm bảo sự bền vững của tim để tim khỏi "đi"

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×