Những công trình kiến trúc độc đáo của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc:
- một trong những công trình độc đáo nhất của nhà nước Văn Lang, Âu lac chính là Cổ Loa Thành ( Thành Cổ )
Vào năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, rồi lập nên nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn huyện Đông Anh ( thuộc Hà Nội ngày nay) để lập kinh đô và tiến hành xây dựng Cổ Loa thành. Vì vậy đây chính là kinh đô thứ năm của nước ta và là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của người Việt cổ. Vào khoảng thế kỷ III – TCN, Thành Cổ Loa được xây dựng dưới thời trị vì của An Dương Vương, do sự chỉ đạo trực tiếp của Cao Lỗ. Thành Cổ Loa tọa lạc tại một khu đất đồi nằm ở tả ngạn sông Hoàng – là một nhánh lớn của sông Hồng. Vào thời Âu Lạc thì vị trí của Cổ Loa nằm ngay tam giác châu thổ sông Hồng, là nơi giao lưu giữa đường thủy và đường bộ. Vì vậy từ đây có thể kiểm soát được cả đồng bằng lẫn vùng núi.
Hơn nữa, vùng đất Cổ Loa Thành tọa lạc còn được gọi là Phong Khê, là một vùng đồng bằng với dân cư đông sống bằng nghề làm nông và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu được xem là giai đoạn người Việt Cổ chuyển khu vực sinh sống từ vùng núi Trung du về định cư tại vùng đồng bằng.