Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ở nước ta cần khai thác rừng như thế nào cho hợp lý? Vì sao?

1. Nêu vai trò of rừng đối với đời sống và sản xuất của xã hội. Để đảm bảo được những vai trò đó thì trong time tới vn cần phải làm gì ?
2. Nêu tình trạng rừng of nước ta hnay ( số liệu cụ thể ). Đối với bản thân em cần có những hành động nào để giúp khắc phục và hạn chế tình trạng nói trên ?
3. Hãy nêu các bước làm đất, gieo ươm cây rừng. Sau khi gieo ươm ta cần chăm sóc như thế nào ?
4. Ở nước ta cần khai thác rừng như thế nào cho hợp lý ? Vì sao ?
5. Giống có vai trò gì trong chăn nuôi ? Để chăn nuôi đem lại lợi ích cao, chúng ta cần phải làm những công việc gì ?
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.541
1
1
Ngọc Trâm
02/04/2018 20:55:43
Câu 3: Quy trình :
Bước 1: gieo
Bước 2: lấp đất
Bước 3: che phủ
Bước 4: tưới nước
Bước 5: phun thuốc (Vãi đều hạt trên luống)(giữ độ ẩm, tránh côn trùng) (giữ ẩm cho đất và hạt)(cung cấp độ ẩm cho hạt)(diệt sâu, bệnh)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
02/04/2018 20:56:25
5. Giống có vai trò gì trong chăn nuôi ?
vai trò:
- giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi
- giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi
Để chăn nuôi đem lại lợi ích cao, chúng ta cần phải làm những công việc gì ? Muốn chăn nuôi đạt kết quả cao cần phải chăm soc vật nuôi tốt bằng các phương pháp như ủ ấm chuồng trại vào mùa đông, thông gió thoáng mát vào mùa hè, cho ăn thêm những thức ăn an toàn, hợp vệ sinh. Phòng bệnh, tiêm chủng khi vật nuôi bị bệnh,....
- Ở gia đình, địa phương em đang nuôi giống gà Đông Tảo. Lợi ích kinh tế của gà Đông Tảo:
Gà Đông Tảo dễ nuôi, thích nghi với điều kiện ấm áp, không đòi hỏi điều kiện chăm soc đặc biệt, chỉ cần ăn thức ăn tự nhiên và thích hợp với chăn thả tự do. Gà Đông Tảo nhiều thịt, trong thịt không có gân không dai. Khi nấu chín, miếng thịt gà chắc, thịt gà Đông Tảo là món ăn đặc sản, được nhiều người ưa chuộng nên có giá trị kinh tế cao. Ngay từ năm 2012, gà Đông Tảo xuất tại vườn đã bán được 350.000-400.000 đồng/kg. Gà giống bán được 100.000-120.000 đồng/con.
Một số loại thức ăn ở gia đình em sử dụng để nuôi gà Đông Tảo là:
Ngô, thóc, lúa,..... Với điều kiện của gà Đông Tảo thì chỉ cần thức ăn ở ngoài tự nhiên là đủ. Nếu lượng thức ăn chưa đủ với gà Đông Tảo thì mới cần bổ sung thêm thức ăn ở nhà( ngô, thóc, lúa,...)
Làm chuồng trại chăn nuôi có tác dụng chống lạnh vào mùa đông, chống ẩm và mùa hè. Chuồng trại còn là nơi để vật nuôi cư trú,...
1
4
Nguyễn Nhật Thúy ...
02/04/2018 20:57:13
4. Ở nước ta cần khai thác rừng như thế nào cho hợp lý ? Vì sao ?
-tài nguyên thiên nhiên ko phải là vô tận,để hình thanh phải mất hàng triệu năm,nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó. 
-khóang sản có vai trò rất lớn trong các nganh ,khai thác,chế biến,công nghiệp năng lượng ,cn xây dựng đóng góp phần ko nhỏ trong sự phát triển của kinh tế quốc gia, thúc đây các ngành công nghiệp khác phat triển. 
-sử dụng hơp li tn ks đảm bảo sự tồn tai lâu dài,bên vững , 
-giảm thiểu tình trạng khai thác bừa bãi,gây ô nhiễm môi trường,ô nhiểm nguồn nước,ko khí,.... 
=> bảo vệ tài nguyên tn là bảo vệ cho sự phat trien bên vững cua kinh tê dât nước,ko chỉ cho ngày hôm nay mak còn cho thế hệ mai sau
2
2
Ngọc Trâm
02/04/2018 20:57:39
Câu4:chúng ta cần bảo vệ và khai thác rừng hợp lí?
=>Chúng ta cần phải bảo vệ, khai thác sử dụng đất và rừng một cách hợp lý vì đó là đất và rừng có thể cạn kiệt nếu như chúng ta không khai thác hợp lí
-cho mk 5sao nhé-
2
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
02/04/2018 20:59:06
2. Nêu tình trạng rừng ở nước ta ngày nay ( số liệu cụ thể ).
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng,tỉ lệ che phủ thục vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta(so với diện tích dất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái.Đất có rừng phải được duy trì tối thiểu 50-60%, vùng đồi núi phải là 80-90%, vùng đầu nguồn sông suối phải là 100%.

Rừng ngập mặn với diện tích 450 nghìn ha có tác dụng cung cấp gỗ và than. ĐỒng thời có tác dụng giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của các loài thuỷ sinh.
Đát lâm nghiệp chiếm 30% diện tích đất tự nhiên(rừng tự nhiên 26%, rừng trồng 4%). Tỉ lệ che phủ còn dứơi tiêu chuẩn cho phép do uỷ ban Môi trường quốc tế đưa ra và áp dụng cho toàn cầu là 33%. Tỉ lệ che phủ ở tây bắc chỉ còn 13,5%, đông bắc còn 16,8%.Theo điều tra của năm 1993 , nước ta còn khoản 8,631 triệu ha rừng (trong đó có 5.169 ngàn ha rừng sản xuất kinh doanh , 2.800 ngàn ha rừng phòng hộ , 663.000 ha rừng đặc dụng) . rừng phân bố không đồng đều , tập trung cao nhất ở khu vực tây nguyên (dăk lăk 1.253 ngàn ha , gia lai 838.6000 ha ), kế là miền trung du phía bắc ( lai châu 229.000 ha) và thấp nhất ở đồng bằng sông cửu long ( an giang 100 ha)

Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.

Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm 1995 và cuối năm 1999 theo số liệu thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là 33,2%, trong đó:

1- Kon Tum 63,7%
2- Lâm Đồng 63,3%
3- Đắk Lắk 52,0%
4- Tuyên Quang 50,6%
5- Bắc Kạn 48,4%
6- Gia Lai 48,0%
7- Thái Nguyên 39,4%
8- Yên Bái 37,6%
9- Quảng Ninh 37,6%
10- Hà Giang 36,0%
11- Hoà Bình 35,8%
12- Phú Thọ 32,7%
13- Cao Bằng 31,2%
14- Lào Cai 29,8%
15- Lạng Sơn 29,3%
16- Lai Châu 28,7%
17- Bắc Giang 25,6%
18- Bình Phước 24,0%
19- Sơn La 22,0%.

Theo thống kê mới năm 2003 (Bảng IV. 2), diện tích rừng đến năm cuối 2002 đã đạt 35,8% diện tích tự nhiên, một kết quả hết sức khả quan. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại (Hình IV.1)

Những con số thống kê về tăng diện tích rừng tự nhiên trong bảng IV.2 đã phần nào nói lên điều đó. Diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm dần từ 14,3 triệu ha năm 1945 đến 8,2525 triệu ha năm 1995, bỗng nhiên tăng lên 9,470737 triệu ha năm 1999 và đến năm 2002 là 9,865020 triệu ha, như vậy là trong 7 năm mỗi năm trung bình tăng hơn 230.000ha. Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa. Tất nhiên với thời gian ngắn, các loại rừng đó chưa có thể thành rừng tự nhiên tốt được.

Đối với bản thân em cần có những hành động nào để giúp khắc phục và hạn chế tình trạng nói trên ?
- Tuyên truyền về việc sử dụng tiết kiệm nguyện liệu và không làm ô nhiễm môi trường đất.

- Không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh, chăm sóc cây thường xuyên.

- Ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng, làm ô nhiễm đất ( như vứt rác bừa bãi,...) và sử dụng phung phí tài nguyên thiên nhiên.
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
02/04/2018 21:02:02
1. Nêu vai trò ở rừng đối với đời sống và sản xuất của xã hội.
- Làm sạch môi trường không khí.
- Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …).
- Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …
- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng.
Để đảm bảo được những vai trò đó thì trong thời gian tới Việt Nam cần phải làm gì ?

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà năm châu bốn bể, quốc gia nào cũng có chương trình "Gia tăng, bảo vệ và duy trì rừng" hay "Chương trình lá phổi xanh", nhất là khi tàn phá rừng bừa bãi đang diễn ra khắp nơi và trở thành vấn nạn. Để ngăn chặn điều này, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

Về mặt pháp lý:

Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản kháng của bọn lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu. Ngay cả khi bọn chúng dùng súng, lựu đạn thì chúng ta cũng tự tin giành thế chủ động để trấn áp, chiến thắng.

- Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hoàn cảnh sống, tùy theo rừng bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh.

- Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi.

- Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra...

- Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật.

Về mặt cộng đồng:

- Giáo dục cho cộng đồng địa phương.

- Dựa vào chương trình sư phạm từ cấp trung học trở lên cho đến hết bậc ĐH. Có thể gia tăng số tiết học đối với những nơi có đồng bào dân tộc ít người.

- Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du mục từ trước đến nay tại các địa phương.

- Phải cương quyết đưa trở về nguyên quán tất cả những người tự do di canh với kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước.

- Tuyên dương (bằng khen, tiền thưởng...), phục hồi công việc và chức vụ với những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa bãi.

- Đối với những người du mục, du canh bị trả về chỗ cũ thì hỗ trợ một khoản tiền sinh sống qua ngày, tạo công ăn việc làm, cung cấp một mảnh đất canh tác theo quy hoạch của nhà nước, của địa phương.

Về mặt vi mô và vĩ mô:

- Có những chính sách ưu tiên cho những khu vực khó khăn về kinh tế, giáo dục, y tế...

- Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; thành thị và nông thôn; đồng bằng và miền núi...

- Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội quốc gia: 30/4, 2/9, 19/5...

Những điều trên đây không thể tránh khỏi thiếu sót, chi tiết nên rất mong quý tòa soạn, ban biên tập và bạn đọc lượng tình thứ lỗi, bỏ qua và góp ý phê bình để tôi ngày càng tiến bộ hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×