Câu 1:
*) giống nhau:
-đều là tập hợp của nhiều cá thể
-giữa chúng có mối quan hệ thích nghi
*) khác nhau:
+)quần thể:
-tập hợp các cá thể cùng loai sống trong 1 sinh cảnh vào cùng 1 thời diểm nhất định
-mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng,nơi ở và dặc biệt là sinh sản nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể
+)quần xã:
-tập hợp các cá thể của các loài khác nhau cùng sống trong 1 sinh cảnh.Mỗi quần xã có 1 quá trình lịch sử lâu dài
-ngoài mối quan hệ thích nghi còn có các quan hệ hỗ trợ và đối địch
Hay:
Quần xã dựa trên cơ sở quần thể. Chỉ có mối quan hệ liên quan lẫn nhau. Không thấy có khác hay giống để so sánh. Hiểu đơn giản như sau:
Quần thể: tập hợp các cá thể cùng loài.
Quần xã: tập hợp các quần thể.
Câu 2:
"Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó".
Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi cá), hệ sinh thái vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), hệ sinh thái lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh thái khổng lồ sinh thái quyển (sinh quyển). Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần: Vô sinh (nước, không khí,...) và sinh vật. Giữa hai thành phần trên luôn luôn có sự trao đổi chất, năng lượng và thông tin.
Sinh vật trong hệ sinh thái được chia làm ba loại:
- Sinh vật sản xuất thông thường là tảo hoặc thực vật, có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
- Sinh vật tiêu thụ gồm các loại động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1 là động vật ăn thực vật. Bậc 2 là động vật ăn thịt,...
- Sinh vật phân huỷ gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi nơi, có chức năng chính là phân huỷ xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các thành phần dinh dưỡng cho thực vật.
Trong hệ sinh thái liên tục xảy ra quá trình tổng hợp và phân huỷ vật chất hữu cơ và năng lượng. Vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái là vòng kín, còn vòng tuần hoàn năng lượng là vòng hở. Như vậy, năng lượng mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận sẽ di chuyển tới sinh vật tiêu thụ các bậc cao hơn. Trong quá trình đó, năng lượng bị phát tán và thu nhỏ về kích thước. Trái lại, các nguyên tố hoá học tham gia vào quá trình tổng hợp chất hữu cơ sau một chu trình tuần hoàn sẽ trở lại trạng thái ban đầu trong môi trường.
Câu 3:
Các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng:
+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợpế
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quôc gia,...
+ Trồng rừng.
+ Phòng cháy rừng.
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh định cư.
+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.
- Bảo vệ hệ sinh thái biển:
Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.
- Bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp:
Bên cạnh việc bảo vệ là cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao
Câu 4:
Biến đổi khí hậu (BĐKH) theoUNFCCC (Công ước khung về BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu do sự đóng góp trực hoặc gián tiếp từ các hoạt động của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển, bổ xung thêm cho những biến động khí hậu tự nhiên được quan trắc trong một thời gian khá dài.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động của con người khi tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozon (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.