bao gồm:
Hệ sinh thái thực vậtỞ nước ta, có đến 35 loài cây ngập mặn chủ yếu và 40 loài cây tham gia rừng ngập mặn.
Thực vật phong phú bao gồm các loài cây như sú, đước, vẹt, tràm, mắm,… Ngoài ra, một số loại cây cỏ, cây bụi. Có khả năng sống trong môi trường ngập mặn cũng xuất hiện khá nhiều ở đây.
Điểm đặc biệt là các loài cây trong rừng ngập mặn này đều có bộ rễ chùm như nơm. Phát triển chằng chịt giúp chúng bám chắc và lan rộng ra xung quanh. Công dụng của bộ rễ cây rừng này còn giúp giảm vận tốc của dòng chảy. Tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển. Chính vì thế, rừng ngập mặn có công lớn trong việc giảm sức mạnh của con sóng, thiên tai bão lụt từ biển…
Hệ sinh thái động vậtKhu rừng ngập mặn là nơi sinh sống của nhiều loại động vật và đặc biệt đến 80% các loại hải sản chỉ sinh sống ở nơi đây. Chúng ta có thể kể đến một số loài động vật đặc trưng như:
- Các loài động vật sống thủy sinh như tôm, cua, cá, rùa, sò, động vật đáy,…
- Các loài động vật sống ở cạn, trong các khu rừng cây như khỉ, cò, sếu, lợn rừng,…
- Ngoài ra, nơi đây còn là môi trường sống của nhiều vi sinh vật như tảo, nấm, dương xỉ,…
Các hệ sinh thái trong rừng ngập mặn dựa vào nhau mà sinh sống và phát triển. Như nhiều loài vật được sinh ra ở sông, biển theo thủy triều đưa vào khu rừng. Chúng dựa vào các nguồn thức ăn từ các loài thực vật rơi xuống, phân hủy thành bã mùn hữu cơ.
Câu hỏi hệ sinh thái rừng ngập mặn là gì đã được giải đáp. Giúp chúng ta hiểu rõ về khu rừng đặc trưng này. Ngoài ra, rừng ngập mặn có vai trò to lớn trong việc điều hòa khí hậu tại khu vực. Phân hóa lượng nước thải từ các khu công nghiệp thải ra. Để làm giảm tình trạng độc hại đối với con người. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn mang đến nhiều giá trị kinh thế khác. Do đó chúng ta cần phải gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng này