Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà còn là một tác giả có nhiều tác phẩm văn học có giá trị thời trung đại. Lê Hữu Trác để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ, nổi bật hơn cả là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh được coi là bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Các tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn mang nhiều giá trị văn học sâu sắc vì đã ghi lại cảm xúc chân thật cùng như bộc lộ tâm huyết, đức độ của người thầy thuốc. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Đoạn trích vào Trịnh phủ không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.
Vào Trịnh phủ là đoạn trích kể lại sự việc tác giả được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh cho Đông Cung Thế tử Trịnh Cán. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện chân thực bức tranh sinh động về cuộc sống kiêu sa, vương giả và hiện thực cuộc sông nơi phủ chúa. Vào Trịnh phủ là một phần của tập Thượng kinh kí sự, là tác phẩm thuộc thế kỉ. Vì vậy đoạn trích là lời kể mộc mạc và chân thực, có ghi rõ thời gian Mồng 1 tháng 2, sáng tinh mơ và có sự việc: Có thánh chỉ triệu vào cung. Song điều làm cho chúng ta chú ý đó là cảnh vàng son nơi phủ chúa hiện lẽn vô cùng rực rờ qua cái nhìn của tác giả. Ban đầu Lê Hữu Trác được hò chìm trong khung cảnh vườn phủ chúa: Tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương. Cảnh vật ấy khiến cho ta có cảm giác, nơi đây là một khu vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian, chứ không phải cảnh ở hiện thực mà tác giả nhìn thấy. Tiếp đến tác giả ghi lại những sự việc minh nhìn thấy: Nlìững dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, người qua lại như mắc cửi. Đồng thời tác giả cũng bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành khi có việc liên quan được đặt chân vào một nơi mà chính tác già cũng nghĩ mình đang ở trong mơ: Tôi nghĩ bụng: mình vốn con quan... Bước chân đến đây mới hay cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. Điều này chứng tó thái độ ngỡ ngàng đến bất ngờ của tác giả. Khung cảnh giàu sang đó là ngoài sức tưởng tượng của ông. Đứng trước cảnh đẹp đệ nhất trời Nam ấy, tâm hồn người thầy thuốc tràn ngập một cảm xúc chân thành cứa một tâm hồn nhạy cảm:
Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt
Cả trời Nam sang nhất là đây...
... Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào.
Bản thân vốn là một con người không màng danh lợi, nhưng đứng trước khung cảnh hoành tráng này, Lê Hữu Trác không tỏ ra miệt thị, phản diện trong cách nhìn nơi mà ông không hề muốn đến này. Trái lại ông vẫn ngợi ca, vẫn ngập tràn xúc cảm trước vẻ đẹp tuyệt vời nơi đây, có được điều này là do Lê Hữu Trác là nhà thơ có tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên, tạo vật, thế sự. Có một điều chúng ta nhận thấy rằng ông nhìn và cảm nhận bằng con mắt khách quan, đứng trước cảnh đẹp thì ông ngợi ca, nhưng không hoàn toán ngợi ca tất cả, dường như đằng sau những dòng thơ này vẫn ẩn chứa một nỗi niềm u hoài của tác giả:
Quê mùa cung cẩm chưa quen
Ông tự coi mình là kẻ quê mùa lạc vào chốn cung đình, có khác gì Đào nguyên lạc vào chốn thần tiên. Cảnh thì đẹp đấy, nhưng lòng người nào có vui gì.
Đoạn trích là những trang kí sự giàu cảm xúc về cảnh giàu sang nơi phủ chúa và bệnh tình của thế tử. Nhưng bên cạnh những dòng hiện thực ấy, người đọc vẫn thấy toát lên trên tất cả là một tâm hồn, một nhân cách cao đẹp của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Vốn bản thân không màng công danh, ông đã chọn nơi rừng núi yên tĩnh để sống cuộc sống ẩn dật, lấy chim muông làm bầu bạn, hoa cỏ làm niềm vui. Bởi thế mà Lê Hữu Trác dường như xa lạ trước cuộc sống cung đình. Tuy xa lạ nhưng ông không hề ngơ ngác mà vẫn giữ được cái uy nghi, trầm tĩnh của một ẩn sĩ. Trước hàng ngũ quan lại không hề tỏ ra khúm núm, hay kiêu ngạo khi danh tiếng của mình được nhiều người biết đến. Ngôn ngữ ông dùng thật khiêm nhường: Tôi là kẻ nơi quê mùa, làm sao biết được các vị ở nơi triều đình đông đúc như thế này. Ông còn dũng cảm chỉ ra sự ngu dốt của các quan thái y trong triều, đó là việc ông không nghe theo lời ngụ ý của quan chánh đường mà vẫn hành động theo lương tâm nghề nghiệp của mình, trình đơn thuốc lên thánh thượng. Ông cũng là người thấy được căn bệnh thừa mứa, ngu dốt của bọn ở phù chúa một cách chính xác: Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ... nên phủ tạng yếu đi. Chốn lầu son gác ngọc ấy đã làm cho con người trở nên hao mòn, mất hết nhuệ khí, lại chứa toàn bọn ngu dốt như quan chánh đường và các quan thái y chỉ lo dùng thuốc công phạt theo ý mình. Tỏ ta đây là hiểu biết nhưng chỉ làm cho thế tử ngày càng yếu đi. Thế tử chính là nạn nhân của sự ngu dốt, của sự thừa thãi quá mức nơi phủ chúa. Đó cũng chính là những biểu hiện rõ nét nhất của một triều đại suy đồi đã đến lúc mạt vận, diệt vong, là sản phẩm của một chôn chỉ biết xu nịnh, ăn chơi phè phỡn không lo cho cuộc sống của nhân dân lao động.
Lê Hữu Trác nhanh chóng nhận ra khuyết tật của phủ chúa, phán xét chính xác căn bệnh của thế tử, đồng thời cũng thấy được căn bệnh chung của nơi giàu sang này. Chính vì thế mà có lúc ông đã do dự: Nếu mình làm, sao về núi được nữa, chi bằng ta dùng phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu. Từ xưa đến nay, con người chỉ sợ thất bại, khổ đau. Còn với Lê Hữu Trác thì hoàn toàn ngược lại, ông sợ công danh, sợ uy quyền ràng buộc. Nhưng những suy nghĩ ấy nhanh chóng mất đi, nhường chỗ cho chữ trung, chữ đức cha ông mình đời đời... để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được. Là một nhà nho chân chính, dù lánh xa danh lợi, nhưng để giữ vững khí tiết của mình, ông vẫn đặt chữ trung lên hàng đầu, dù vị chúa mà ông thờ, triều đại mà ông sống là một xã hội thối nát, suy đồi. Ông có thể làm như suy nghĩ ban đầu, không hại ai, cũng không gây đau khổ cho ai, nhưng vì tấm lòng lương y như từ mẫu cứu người không phân biệt sang hèn, đẳng cấp, Lê Hữu Trác đã làm đúng tâm đức của một thầy thuốc. Tấm lòng ấy đáng được ca ngợi.
Phải có một cái nhìn tinh tế, một tâm hồn và nhân cách cao thượng, tác giả mới có cái nhìn sắc sảo và chân thực về cuộc sống xa hoa mà tàn tạ nơi phủ chúa.
Tóm lại, qua đoạn Vào Trịnh phủ chúng ta đã thấy được khung cảnh giàu có, xa hoa nơi phủ chúa, đồng thời cũng nhận thây một nhân cách cao thượng trong con người của danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |