Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ với vẻ đẹp của Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.841
2
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
09/03/2019 21:11:47
Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là người đàn bà làng chài - người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh .
Truyện được kể lại qua lời của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, một người lính vừa bước ra từ cuộc chiến tranh nhiều đau thương mất mát. Phùng được dịp trở về chiến trường xưa để chụp một bức tranh cảnh biển theo lời đề nghị của trưởng phòng. Tại đây anh đã phát hiện ra một bức tranh cảnh biển có một không hai: “trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù..Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới..toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa”. Cảnh đẹp ấy khiến cho người nghệ sĩ dường như vừa “khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện”. Nhưng đằng sau chiếc thuyền đẹp như trong mơ ấy lại là một cảnh tượng phũ phàng: người chồng vũ phu, thô bạo hành hạ người đàn bà bằng những trận đòn thù, người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng . Phùng từ sung sướng đến ngạc nhiên, sững sờ sửng sốt. Nghịch cảnh ấy khiến lòng anh tan vỡ.
Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, Nguyễn Minh Châu đã gọi một cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta.... Không phải nhà văn "nghèo" ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà dường như đằng sau cách gọi phiếm định ấy đã hé mở một cuộc đời ngang trái, một số phận bị vùi dập giữa cuộc sống bộn bề lo toan.
Dường như cuộc sống chẳng có gì đáng nói nhưng trong chị lại chứa đựng nhiều điều kì diệu khiến người khác phải suy nghĩ. Người đàn bà trạc ngoài 40, hình dáng thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và gợi ấn tượng người đàn bà xấu xí, mệt mỏi dường như đang buồn ngủ. Và cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch.
Qua câu chuyện ở tòa án huyện người đọc hiểu hơn sự bất hạnh trong cuộc đời chị. Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu, nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của người chồng vũ phu, tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ... Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ. Có mang với một anh hàng chài, đến mua bả về đan lưới, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh. Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật,...
Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, với lời lẽ cay độc" Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ". Khi bị đánh chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trôn mà coi đó là một lẽ đương nhiên. Người đàn bà ấy nhẫn nhục, cam chịu, thầm lặng chịu đựng mọi đau đớn tất cả vì những đứa con.
Người đàn bà đã nhẫn nhục, cam chịu. Chị không muốn đàn con phải nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ. Chị xin chồng lên bờ mà đánh khi con lớn. Chị xót xa đau đớn khi phải chứng kiến cảnh thằng Phác đánh cha: “như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, và làm rỏ xuống những dòng nước mắt…’
Người đàn bà ấy là người sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời. Cái sự thâm trầm trong thấu hiểu lẽ đời dường như chị chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bên ngoài. Chị coi việc mình bị đánh đó như một phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình, chị chấp nhận, không kêu van, không trốn chạy. Khi được đề nghị giúp đỡ thì : “Xin các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu”; "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó".
Chị ý thức được thiên chức của người phụ nữ :"Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn". Trong cuộc mưu sinh đầy cam go: thuyền ở xa biển, cần một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề. Sự cần thiết của việc có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèo chống khi phong ba bão táp, cùng nuôi dạy các con: " Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, không thể sống cho mình như trên đất được". Chị " phải sống cho con chứ không thể sống cho mình".
Có thấu hiểu được như vậy chúng ta mời hiểu hết tình cảm, tấm lòng của người đàn bà bất hạnh. Bởi nếu hiểu sự việc một cách đơn giản chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì suy nghĩ và cách xử sự của người đàn bà là không thể khác được. Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờ bến của chị.
Người đàn bà ấy còn là người giàu lòng vị tha. Chị thấu hiểu nguyên nhân vì sao chồng lại trở nên như thế. Chị hiểu được trước đây chồng vốn là anh con trai cục tính nhưng hiền lành, cũng nghĩ cho vợ con nhưng rồi cuộc sống mưu sinh khổ nhọc làm cho anh tha hóa. Có thể chúng ta không chấp nhận cho hành vi tội lỗi của ông nhưng chúng ta phần nào cảm thông cho ông.
Đặc biệt ở người đàn bà là chị cũng đã vẫn giữ trong tâm hồn mình ngọn lửa của hi vọng, của niềm tin để thắp lên hạnh phúc mỏng mạnh: Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi : "..vui nhất là lúc ngồi nhìn con tôi chúng nó được ăn no”; “ trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”.
Đằng sau sự nhẫn nhục ấy là bản năng sinh tồn mãnh liệt và một tấm lòng yêu thương đáng thương. Người đàn bà hàng chài vừa lam lũ, chất phác, có tình thương con vô bờ bến, vừa luôn mang nỗi đau, vừa có cái thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
Gấp trang truyện lại người đọc còn mãi ám ảnh bởi những câu hỏi: Cuộc đời người đàn bà ấy rồi sẽ kết thúc ra sau? Những đứa con tội nghiệp của bà có được cuộc sống hạnh phúc? Đó là những vấn đề nhà văn vẫn chưa đưa ra lời giải đáp. Câu trả nằm trong cuộc sống, hành động của mỗi người chúng ta . Điều đó nói lên giá trị của tác phẩm và tầm vóc to lớn của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
10/03/2019 07:30:04
Hình ảnh người đàn bà làng chài là hình ảnh để lại trong lòng người nhiều ám ảnh, trăn trở về cuộc sống của con người trong thời kì đổi mới.
Truyện được kể lại qua lời kể của nhân vật Phùng, một người lính vừa bước ra từ cuộc chiến tranh nhiều đau thương mất mát. Theo lời đề nghị của trưởng phòng, Phùng trở về chiến trường xưa để chụp một tấm hình cảnh thuyền biển cho bộ lịch Tết. Tại đây, anh đã phát hiện ra một bức tranh để chụp một tấm hình cảnh thuyền biển cho bộ lịch Tết. Tại đây , anh đã phát hiện ra một bức tranh thuyền biển lúc bình minh đẹp như tranh mực Tàu của một danh họa thời cổ. Nhưng éo le thay, đang ngây ngất với cảm giác hạnh phúc thì Phùng phải chứng kiến một cảnh tượng phũ phàng. Đó là cảnh người chồng đánh vợ một cách thô bạo, còn người vợ thì nhẫn nhục chịu đựng một cách khó hiểu. Phùng từ ngất ngây sung sướng đến kinh ngạc, sững sờ. Có thể nói, nhà văn đã ra tình huống truyện độc đáo và từ tình huống này mà nhân vật người đàn bà dần hé lộ số phận và tính cách.
Tác giả chỉ gọi nhân vật của mình là người đàn bà một cách phiếm định. Phải chăng ông muốn nói hộ bao nhiêu người đàn bà vô danh ở vùng biển này? Người đàn bà trong truyện trạc ngoài bốn mươi, cùng chồng đánh cá bằng thuyền lưới vó ở một vùng biển miền trung.
Người đàn bà có thân hình “cao lớn với những nét thô kệch”, “rỗ mặt”, lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt “mệt mỏi”, “tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Cái vẻ ấy gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, quanh năm phải chống chọi với cái nghèo, cái đói, với thiên tai khắc nghiệp. Ngay từ hình thwucs bên ngoài của nhân vật, tác giả đã dự báo về một số phận lắm éo le, nghịch cảnh. Khắc họa về hình ảnh người đàn bà , Nguyễn Minh Châu tập trung ở khuôn mặt và đôi mắt – nơi ẩn giấu nhwunxg bí ẩn của cuộc đời.Ở người đàn bà xấu xí, rỗ mặt ấy có một đôi mắt thật lạ. Đôi mắt chính là cuộc đời chị. Đôi mắt của một cuộc đời không bình lặng. Đôi mắt “ngước nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng rồi…đưa cặp mắt nhìn xuống chân’ đầy vẻ cam chịu. Đôi mắt đã từng “nhìn tahnwgr vào chúng tôi, lần lượt từng người một”, nói nhwunxg lời đâu phải dẽ nghe sau những giây phút “sợ sệt, lúng túng,rón rén đến ngồi ghé vào chiếc ghế và cố thu người lại”. người đàn bà xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt vì thiếu ngủ, vì lao lực, khuôn mặt chứa đầy những giọt nước mắt trong những vết rổ chằng chịt, khuôn mặt cúi xuống nhẫn nhục khi nói về đời mình, khuôn mặt ấy còn ám ảnh Phùng mãi sau này.
Nguyễn Minh Châu khắc họa đậm nét những chi tiết ngoại hình nhằm giúp người đọc hình dung được cuộc sống khổ đau, bất hạnh của nhân vật. Bà phải chịu đựng về cả nỗi đau thể xác lẫn tinh thần. Thường xuyên bị chồng đánh nhưng người đàn bà ấy vẫn quyết gắn bó với người chồng vũ phu. Trong tâm thức bà luôn lo sợ các con sẽ bị tổn thương, luôn phải che giấu những nỗi đau của mình nhưng các con vẫn khiến bà thực sự đau lòng vì “bà cảm thấy đau đớn – vừa đau đướn vừa vô cùng xấu hổ , nhục nhã”. Bà đau vì không tránh được cho con khỏi bị tổn thương do bạo hành gia đình. Bà làm như vậy như là để tạ tội với các con vì không thể cho nó một mái ấm hạnh phúc. Bà hiểu được nguyên nhân sự nghèo khổ của gia đình là do đông con, chồng phải trốn lính, thuyền chật, cuộc sống bấp bênh. Bà hiểu sâu sắc thiên chức làm mẹ, hiểu đưuọc bản chất của chồng. Theo bà, ông ta trở nên thô bạo nhưu vậy là do hoàn cảnh quá nghèo, quá khổ. Người chồng vũ phu kia chỉ là nạ nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
Tóm lại, nhân vật người đàn bà hàng chài là một người mẹ giàu đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời.Một phụ nữ vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người Á Đông là biết nhẫn nhịn, biết hi sinh bản thân vì gia đình, chồng con. Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả muốn gửi đến người đọc những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật. “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống con người. Đó là cái nhìn đa chiều , ở các cự li khác nhau, để phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài của cuộc sống và con người. Phải chăng sau câu chuyện rất buồn này,trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu cuốc ông, trân trọng vẻ đẹp của tuổi thơ, của tình mẫu tử , sự can đảm và tấm lòng bao dung của người phụ nữ? Đó không pahir là vẻ đẹp chói chang , hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×