Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh nông nghiệp và đời sống nhân dân Đàng trong, Đàng ngoài thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

1. So sánh nông nghiệp và đời sống nhân dân Đàng trong, Đàng ngoài thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
2. Nêu các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân thế kỉ XVIII
6 trả lời
Hỏi chi tiết
2.124
3
1
Phạm Ngọc Na
06/03/2018 21:27:42
1,

Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước. Mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Cuộc sống của nông dân trở nên khổ cực, họ đã nổi dậy đấu tranh.

Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại.

ở Đàng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác, ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang, nhanh chóng mở rộng ruộng đồng. Diện tích ruộng đất cả nước tăng lên nhanh chóng. Nhân dân hai miền ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng. Không dừng lại ở các giống lúa cũ, nhân dân còn tìm cách nhân giống, tạo ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp vừa giúp cho bữa ăn thêm ngon, vừa cung cấp thóc gạo cho thị trường. Họ cũng trồng thêm khoai, sắn, ngô, đậu, dâu. bông, mía, đay.... Kinh nghiệm “nước, phân, cần, giống” được đúc kết thông qua thực tế sản xuất. Đặc biệt ở đất Nam Bộ, do đất đai, thời tiết thuận lợi, nhân dân đã sản xuất được nhiều thóc gạo phục vụ thị trường, nâng cao đời sống. Nghề trồng vườn với nhiều loại cây ăn quả ngon như dừa, xoài, dứa... khá phát triển. Đây cũng đồng thời là giai đoạn gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Phạm Ngọc Na
06/03/2018 21:28:22
2,

Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.
Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).


Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.
Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.
Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

7
2
Nguyễn Thành Trương
06/03/2018 21:32:30
*Đàng ngoài
-Thời Mạc Đang Danh no đủ được mùa
-Khi chiến tranh nỏ ra:nông nghiệp bị phá hoại,mất mùa,sa sýt nghiêm trọng ,dân phiêu bạt đói khổ
+Nguyên nhân:
-Chính quyền Trịnh ko quan tâm
-Chiến tranh kéo dài nên nông nghiệp bị phá hoại
*Đàng trong
-Nông nghiệp phát triển rõ rệt ,hình thành tầng lớp dịch chủ mới
-Đầu thế kỉ XVIII,nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như Đàng ngoài
+Nguyên nhân:
-Các chúa Ngyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng
-Năm 1698 lập phủ Gia Định có nhiều lang nghề
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
Đánh giá 5 sao nha bạn
5
0
Nguyễn Thành Trương
06/03/2018 21:33:15
a) Đàng ngoài
* Tình hình: Sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng
* Nguyên nhân:
+ Do chiến tranh kéo dài
+ Ruộng đất bỏ hoang,mất mùa ->đói kém xảy ra dồn dập
+ Chính quyền Lê Trịnh ít quan tâm về thủy lợi và tổ chức khai hoang
+ Địa chủ cường hào cầm bán ruộng đất cống

b) Đàng trong
* Tình hình:Phát triển rõ rệt năng xuất lúa cao
* Nguyên nhân:
+ Chính quyền quan tâm đến sản xuất nông nghiệp
+ Khai hoang,lập ấp cắp nông cụ
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Bãi bỏ thuế 3 năm, chiêu tập dân phiêu tán.
2
1
1
0
Nguyễn Thành Trương
06/03/2018 21:35:23
Tên cuộc khởi nghĩa               Thời gian         Địa bàn hoạt động
Nguyễn Dương Hưng                  1737                 Sơn Tây
        Lê Duy Mật                     1738-1770                Thanh Hóa
Nguyễn Danh Phương             1740-1751    Sơn Tây lan rộng sang Thái NGuyên, Tuyên Quang
     Nguyễn Hữu Cầu                1741-1751    Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hóa            
     Hoàng Công Chất               1739-1769    Sơn Nam, Tây Bắc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo