Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh núi già và núi trẻ, em hãy cho biết vùng núi có những giá trị kinh tế nào? Cấu trúc của khí quyển? Tầng nào của khí quyển có vai trò quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 1 : So sánh núi già và núi trẻ, em hãy cho biết vùng núi có những giá trị kinh tế nào?
Câu 2 : Cấu trúc của khí quyển? Tầng nào của khí quyển có vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 3 : Vẽ hình và nêu đặc điểm
a) Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
b) Các đới khí hậu
Câu 4 : Kể tên các vận động của nước biển và đại dương
Câu 5 : Ảnh hưởng của dòng biển nóng,lạnh đối với khí hâu ven bờ là gì ?
Câu 6 Đất gồm những thành phần nào ? Phân Tích các nhân tố hình thành đất .
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.415
8
4
Phuong
07/05/2018 09:04:23
Câu 1:
Núi gia: -Thấp -Dáng mềm -Bị bào mòn nhiều -Sườn thoải -Thung lũng rộng -Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm .
Núi non: -Cao -Lớn -Ít bị bào mòn -Đỉnh nhọn -Sườn dốc
Vùng núi có giá trị kinh tế về khoáng sản , rừng ,...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
4
Phuong
07/05/2018 09:53:21
Câu 2:
Cấu trúc của khí quyển
Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng :
a) Tầng đối lưu Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước (từ 4 trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật... Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ ; mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh ; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước ngưng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa... Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.
b) Tầng bình lưu Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôdôn. nhất là ớ độ cao từ 22 - 25 km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.
c) Tầng giữa Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 - 80 km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến - 800C ở đỉnh tầng.
d) Tầng ion (tầng nhiệt) Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.
e) Tầng ngoài Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli vả hiđrô, không khí ở tầng này rất loãng. tầng quan trọng nất là tầng đối lưu. Vi` nó gần trái đất nhất , có mật độ đày đặc nhất., được phản chiếu nhiệt từ vỏ trái đất.
5
1
Phuong
07/05/2018 10:04:21
Câu 4 :
Các vận động của nước biển và đại dương gồm 3 hình thức: sóng , thủy triều,dòng biển.
- Sóng là sự dao động của nước biển tại chỗ .
- thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên hoặc hạ xuống theo chu kì.
- dòng nước là sự chuyển dòng của nước biển và đại dương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư