Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đúng vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn. Nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt nên không còn khả năng chống đỡ trước sức tấn công của tư bản phương Tây. Vì vậy mà nhà Nguyễn sớm có tư tưởng chủ hòa, sợ giặc. cuối cùng dẫn đến thiếu quyết đoán, chỉ đạo đường lối sai lầm.
Xuất phát từ nhận thức khác nhau, một bộ phận vua quan triều đình có cái nhìn thiển cận: nhận định sai lầm về âm mưu của thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nên có tư tưởng nghị hòa. Bên cạnh đó, cũng có một số quan lại nhận thức rất rõ về dã tâm của Pháp nên đã kiên quyết chống giặc đến cùng.
Triều đình nhà Nguyễn không thống nhật được quan điểm nên đã ảnh hưởng đến vấn đề thời cơ.( trong quá trình chống Pháp, ta có rất nhiều cơ hội mà hoàn toàn nắm bắt được để tiêu diệt kẻ thù nhưng triều đình Huế đã không làm được điều này.)
Khi đối mặt với kẻ thù triều đình luôn do dự, không có đường lối kháng chiến rõ rang nên cuối cùng đầu hàng giặc từng bước. Vì thế, nhà Nguyễn không thể phát động một cuộc kháng chiến toàn diện, bỏ qua nhiều cơ hội đánh thắng kẻ thù.
Trước sự tấn công của thực dân Pháp, triều đình đã có sự phân hóa:
Phái chủ chiến Phái chủ hòa
Tích cực Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Trước tình thế Pháp ráo riết xâm lược, họ nhận thấy nếu đối mặt ta sẻ thất bại. Đề ra chính sách cải cách mở cửa.
Tiêu cực Không nhận thấy rõ sức mạnh của Pháp. Có một bộ phận không nhận thức được vai trò sức mạnh của mình. Thấy Pháp mạnh thì muốn hòa => chủ hòa trên sách lược.
Trong khi phong trào chống Pháp của quần chúng nhân dân lên cao, phái chủ hòa( đang chiếm ưu thế trong triều đình) lại đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân.=> không phát huy được sức mạnh toàn dân về sau.
Trong khi phái chủ chiến kiên quyết chống giặc thì phái chủ hòa nhiều lần phá hoại, gây khó khăn cho hoạt động của phái chủ chiến.