LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài buổi học cuối cùng

3 trả lời
Hỏi chi tiết
980
0
0
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 00:58:40
Soạn bài buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
- Xem (*) phần Chú thích trang 54.
- Tên truyện:
+ Nói về buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
+ Sau này sẽ có những thầy cô khác dạy những buổi học khác bằng tiếng Đức, không phải bằng tiếng mẹ đẻ thì đó không còn là buổi học nữa. Lưu ý câu nói của thầy Ha-man: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” để hiểu thêm dụng ý của tên truyện.
Câu 2.
- Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật Phrăng là một cậu học trò kể lại buổi học cuối cùng này.
- Truyện còn có nhiều nhân vật nữa như bác phó rèn Oát-stơ; cụ già Hô-đe, xã trưởng cũ; bác phát thư cũ; những người dân cùng An-dát, những người lính Đức. Nhưng nhân vật gây ấn tượng nổi bật ở đây là thầy Ha-man.
Câu 3.
Buổi học bình thường
Buổi học cuối
Tiếng ồn ào như vỡ chợ…
Tiếng mọi người vừa đồng thanh…
Tiếng chiếc thước kẻ to tướng
-> không chỉ khác lạ.
Mọi người bình lặng
Y như buổi sáng
Chủ nhật

Câu 4. Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng:
- Tôi hơi hoàn hồn ngạc nhiên choáng vàng tự giận mình, chăm chú nghe giảng, tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này.
- Sự thay đôi về thái độ, tình cảm, ý nghĩ của Phrăng là từ ham chơi, lười và ngại học tiếng Pháp đã biết yêu quý và ham thích học tốt tiếng Pháp.
Câu 5. Thầy Ha-man.
a. Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gôt màu xanh lục, điểm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ toàn bằng lụa đen thêu.
b. Thái độ với học sinh: giọng dịu dàng, trang trọng.
c. Hành động:
- Trong buổi học:
+ Nói với chúng tôi bằng Tiếng Pháp cầm một quyển sách ngữ pháp, đọc bài học kiên nhẫn giảng giải chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh, viết bằng “chữ rông” rất đẹp.
+ Đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn… vẫn đủ can đảm dạy hết buổi.
+ Nhận xét: Buổi học mang tính chất trang trọng, thiêng liêng.
- Cuối buổi học:
+ Đứng trên bục, người tái nhợt nghẹn ngào cầm phấn và dằn mạnh hết sức… cố viết thật to.
+ Đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳn nói, giơ tay tay ra hiệu.
+ Nhận xét: Lòng yêu nước, ý thức tôn trọng tiếng Pháp ở thầy thật mạnh mẽ. Nó là liều thuốc làm khơi dậy tình yêu nước ở mọi người trong hoàn cảnh quê hương bị chiếm đóng.
Câu 6.
- Một số câu văn dùng phép so sánh:
+ Tất cả những cái đó (nghe sáo hót, nhìn lính Phổ tập) cám dỗ tôi hơn là các quy tắc về phân tử.
+ Tiếng ồn ào như vỡ chợ.
+ Mọi sự đều bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.
+ Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
- Tác dụng: xem trang 42 và học sinh tự trả lời.
Câu 7. Học sinh thảo luận: Lưu ý câu hỏi 1 trang 54.
II. Luyện tập.
Câu 1: Buổi sáng hôm ấy cậu bé Phrăng…. Ngay cả khi kẻ thù không cho dạy tiếng mẹ đẻ.
Câu 2: Tôi đã run lấy bấy khi ghe thầy gọi lên đọc…. của đôi chim bồ câu trên mái thật não nề….

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)

Xem thêm: Tóm tắt: Buổi học cuối cùng

Bố cục

   Chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

Câu 1 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.

- Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

Câu 2 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất

- Các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh

- Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.

Câu 3 (trang 49 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Vào sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrang nhìn thấy điều khác lạ:

   + Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị

   + Trường học không ồn ào như thường ngày mà “bình lặng”

   + Không khí trong lớp trang trọng, Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ

   + Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp

=> Báo hiệu buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, điều được niêm yết ở trụ sở xã

Câu 4 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Đối với việc học tiếng Pháp, Phrang rất ngại, chú bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ

- Khi không thuộc bài, Phrang rất ân hận

   + Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”

   + Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”

   + Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men

=> Buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrang thay đổi hoàn toàn thái độ, tình cảm và suy nghĩ: ham thích học tiếng Pháp hơn.

Câu 5 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:

   + Trang phục: mặc bộ lễ phục

   + Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần

   + Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.

   + Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

=> Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Câu 6 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Một số câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:

   + Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào... như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.

   + … dân làng ngồi lặng lẽ… và nhiều người khác nữa.

   +…, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói… chìa khóa chốn lao tù.

   + Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.

   +…, chúng ta đang cặm cụi vạch… đó cũng là tiếng Pháp.

=> Những câu so sánh này khiến cho sự biểu đạt cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt tình cảm, tư tưởng sâu sắc của tác giả.

Câu 7 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”

- Đây là câu nói của người yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ như chính hơi thở, nguồn sống

- Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc

- Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do

- Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện rõ rệt, sâu sắc của lòng yêu nước.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tóm tắt

   Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Câu 2: Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men).

   Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,... của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.

0
0
Trần Bảo Ngọc
07/04/2018 11:13:10

Soạn bài: Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư