Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài giá trị văn học và tiếp nhận văn học

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
619
0
0
Trần Bảo Ngọc
01/08/2017 03:16:02
GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
I. GIÁ TRỊ VĂN HỌC
Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, và tác động sâu sắc tới cuộc sống và con người. Văn học có ba giá trị cơ bản: giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẩm mĩ.
1. Giá trị nhận thức
Văn học phản ánh hiện thực theo nghĩa khám phá và lí giải hiện thực đời sống của con người ở nhiều thời gian và không gian khác nhau, trong mọi thời đại và xứ sở. Vì vậy văn học là một bức tranh rộng lớn, phong phú, đa dạng, đem lại cho người đọc những điều mới lạ mà họ chưa biết để họ hiểu thêm về cuộc sống và con người. Đó là giá trị nhận thức của văn học. Nhờ văn học, con người ngày nay có thể biết được cuộc sống của con người xa xưa; người ở phương Đông có thể hiểu được người ở phương Tây (và ngược lại); người ở xứ sở này có thể “làm quen” với người ở xứ sở khác trên trang sách... Văn học giúp cho con người nhận thức thế giới qua tác phẩm của các nhà văn một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc (Chiến tranh và hòa bình, Tam quốc chí,...). Cùng với quá trình nhận thức thế giới, là quá trình tự nhận thức mà văn học mang tới cho mỗi người.
2. Giá trị giáo dục
Từ giá trị nhận thức mà văn học có giá trị giáo dục. Nói cách khác, qua việc nhận thức những cuộc sống đẹp, những con người tốt mà nhà văn đã miêu tả bàng thái độ trân trọng, tình cảm ngợi ca, người đọc sẽ thấy được lẽ sống đẹp, biết yêu ghét đúng đắn, biết sống có ích cho mọi người và cho bản thân mình. Những hình tượng về cuộc sống và con người đẹp đó, tự nó đã có tác dụng giáo dục sâu sắc với người đọc. Và ngay cả khi văn học miêu tả cái xấu, cái ác, thì vẫn có tác dụng giáo dục tốt đến độc giả, nếu nhà văn có cái tâm trong sáng và thái độ phê phán đúng đắn. Có điều, cần thấy rằng đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với luật pháp hay những lời giáo huấn về đạo đức, bởi văn học giáo dục con người bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục.
3. Giá trị thẩm mĩ
Giá trị nhận thức và giá trị giáo dục của văn học chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với một giá trị tạo nên đặc trưng của văn học, đó là giá trị thẩm mĩ. Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước những vẻ đẹp đó. Giá trị thẩm mĩ của văn học được thực hiện trong một phạm vi hết sức rộng lớn, phong phú, mang tới cho con người những vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, của thiên nhiên và con người, từ những vẻ đẹp bình thường, nhỏ bé đến những vẻ đẹp lớn lao của dân tộc và nhân loại. Cái đẹp trong văn học là cái đẹp hài hòa giữa nội dung đẹp và hình thức đẹp. Chính vì thế, văn học cuốn hút, hấp dẫn người đọc bằng cái đẹp của nó và dùng cái đẹp đó để bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho người đọc, hướng họ tới những gì là cao thượng, tốt lành.
Ba giá trị trên đây của văn học có mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng tác động tới người đọc để làm nên sức mạnh riêng biệt của nó đối với đời sống của con người.
II. TIẾP NHẬN VĂN HỌC
Các giá trị văn học thể hiện sức tác động thông qua tiếp nhận văn học.
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học
Trong đời sống văn học, tác giả là người sáng tạo, tác phẩm là phương tiện truyền bá, người đọc là chủ thể tiếp nhận. Không có người đọc, không có công chúng thì những cố gắng của tác giả, mọi giá trị của tác phẩm cũng trở nên vô nghĩa.
Cần phân biệt tiếp nhận và đọc, bởi tiếp nhận rộng hơn đọc. Tiếp nhận văn học chính là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật của nó, cảm nhận nó và biến nó thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình. Trên ý nghĩa đó, tiếp nhận cũng là “đồng sáng tạo” cùng với tác giả.
2. Tính chất tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp. Sự giao tiếp giữa tác giả với người tiếp nhận là mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông. Trong sự giao tiếp giữa tác phẩm với độc giả, cần chú ý tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận bởi chính những điều này đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm. Đồng thời cũng phải thấy tính đa dạng, không thống nhất trong sự giao tiếp của người đọc với tác phẩm đã đem đến những cảm nhận và đánh giá không giống nhau giữa các chủ thể tiếp nhận về cùng một tác phẩm văn học. (Xem ví dụ trong SGK).
3. Các cấp độ tiếp nhận văn học
Nhìn chung, có ba cấp độ tiếp nhận văn học:
- Cách cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm, tức là xem tác phẩm kể chuyện gì, diễn biến ra sao, các nhân vật như thế nào, kết cục ra sao,... Đây là cách tiếp nhận văn học đơn giản và khá phổ biến.
- Cách cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm, tức là từ những cái cụ thể, sinh động mà khái quát thành chủ đề tư tưởng tác phẩm.
- Cách cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm, thấy cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của nó, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm qua hình tượng bằng lời, qua các biện pháp nghệ thuật,... Trong nhà trường, cần hướng tới cách cảm nhận này (cấp độ thứ ba của tiếp nhận văn học) để có thể chiếm lĩnh đầy đủ hơn giá trị của tác phẩm.
Cuối cùng, đọc kĩ và học thuộc phần Ghi nhớ cuối bài học.
LUYỆN TẬP
Các bài luyện tập trong SGK đều vừa sức. Anh (chị) tự làm, riêng câu 3 có thể trao đổi thêm trong nhóm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Câu 1 (trang 191 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   * Giá trị nhận thức:

   - Cơ sở xuất hiện:

       + Khả năng phản ánh và lí giải hiện thực của văn học. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân.

       + Nhu cầu nhận thức của con người.

   - Nội dung:

       + Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: nhận thức nhiều mặt của cuộc sống với thời gian, không gian khác nhau từ đó giúp ta có những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người,...

       + Quá trình tự nhận thức của văn học: người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh... của con người) từ đó giúp hiểu chính bản thân mình.

   * Giá trị giáo dục

   - Cơ sở xuất hiện:

       + Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương.

       + Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng – tình cảm, nhận xét, đánh giá,... của mình trong tác phẩm.

       + Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức.

   - Nội dung: Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống.

       + Văn học hình thành trong con người một lí tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống.

       + Văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn.

       + Văn học nâng đỡ cho nhân cách con người phát triển, giúp họ biết phân biệt phải – trái, tốt – xấu, đúng – sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của mọi người.

   * Giá trị thẩm mĩ của văn học

   - Cơ sở xuất hiện:

       + Nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp của con người.

       + Đặc trưng của văn học: phản ánh cuộc sống theo quy luật của cái đẹp.

   - Nội dung:

       + Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ về cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử...).

       + Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng – tình cảm, những hành động, lời nói...).

       + Vẻ đẹp của những sự vật nhỏ bé, bình thường và cả đồ sộ, kì vĩ.

       + Hình thức nghệ thuật của tác phẩm (ngôn ngữ, kết cấu...).

Câu 2 (trang 191 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   Các giá trị văn học có mối quan hệ:

   - Ba giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc.

   - Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy. Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người. Ngược lại, giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức của văn học đối với đời sống, bởi người ta nhận thức không chỉ để nhận thức mà còn để hành động.

Câu 3 (trang 191 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   * Tiếp nhận văn hoc là quá trình người đọc chuyển hóa văn bản ngôn từ nghệ thuật thành tác phẩm văn học thông qua các giai đoạn như đọc văn bản, phát hiện, kiến tạo ý nghĩa của tác phẩm, thưởng thức những giá trị tư tưởng, nghệ thuật, ghi nhớ những điều hay, tâm đắc,...

   * Các tính chất trong tiếp nhận văn học:

   - Thực chất đó là một quá trình giao tiếp: sự giao tiếp giữa tác giả với người tiếp nhận, sự giao tiếp giữa người nói với người nghe, người viết với người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, đồng cảm.

   - Trong giao tiếp giữa tác phẩm với độc giả, tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận đóng vai trò quan trọng.

   - Tính đa dạng, không thống nhất của việc tiếp nhận văn học: cùng một tác phẩm nhưng sự cảm thụ và đánh giá của công chúng là rất khác nhau.

Câu 4 (trang 191 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   - Quá trình tiếp nhận văn học bao gồm các cấp độ:

       + Cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.

       + Cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm.

       + Cảm thụ chú ý đến cả nội dung hình thức và nội dung biểu hiện (nghệ thuật).

   - Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thật sự, người đọc cần không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của mình, tích lũy kinh nghiệm nhận thức, biết trân trọng sản phẩm sáng tạo của một ý thức khác, lắng nghe một tiếng nói khác, làm quen với một giá trị văn hóa khác, tìm cách để hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn, nhờ đó mà làm phong phú thêm vốn cảm thụ của mình.

Luyện tập

Câu 1 (trang 191 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   - Đây là cách nói nhằm khẳng định và đề cao vai trò giá trị giáo dục của văn chương. Với giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ, văn chương làm cho tâm hồn con người thêm phong phú, với giá trị giáo dục, văn chương làm cho con người thêm trong sạch.

   - Tuy nhiên đây chỉ là cách nói nhằm đề cao vai trò của giá trị giáo dục trong văn chương chứ không có ý xem nhẹ các các gái trị khác.

Câu 2 (trang 191 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   Các giá trị của văn học trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài:

   - Giá trị nhận thức: cung cấp cho người đọc thêm những hiểu biết về phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc: tục cướp vợ, trình ma, xử kiện, đêm tình mùa xuân...

   - Giá trị giáo dục:

       + Truyện đặt ra vấn đề về số phận con người – những con người dưới đáy của xã hội – bị bóc lột sức lao động, xúc phạm nặng nề về nhân phẩm.

       + Cách giải quyết vấn đề số phận của con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến với cách mạng và cho họ một cuộc sống mới.

   - Giá trị thẩm mĩ: Tác phẩm đã khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, thấm đợm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.

Câu 3 (trang 191 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   Cảmhiểu là hai bước cơ bản trong quá trình tiếp nhận văn học. Cảm là giai đoạn người đọc có nhận thức cảm tính về tác phẩm. Hiểu là khi người đọc đã nhận thức được tác phẩm một cách tương đối trọn vẹn về cả nội dung và nghệ thuật, có cơ sở để lí giải những ấn tượng, cảm xúc mà tác phẩm gợi ra cũng như những giá trị sâu xa của tác phẩm.

0
0
Phạm Văn Bắc
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Câu 1: Khái quát chung

- Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống.

- Những giá trị cơ bản:

   + Giá trị nhận thức.

   + Giá trị giáo dục.

   + Giá trị thẩm mĩ.

a. Giá trị nhận thức

Văn học phản ánh hiện thực theo nghĩa khám phá và lí giải hiện thực đời sống của con người ở nhiều thời gian và không gian khác nhau, trong mọi thời đại và xứ sở. Vì vậy văn học là một bức tranh rộng lớn, phong phú, đa dạng, đem lại cho người đọc những điều mới lạ mà họ chưa biết để họ hiểu thêm về cuộc sống và con người. Đó là giá trị nhận thức của văn học. Nhờ văn học, con người ngày nay có thể biết được cuộc sống của con người xa xưa; người ở phương Đông có thể hiểu được người ở phương Tây (và ngược lại); người ở xứ sở này có thể "làm quen" với người ở xứ sở khác trên trang sách... Văn học giúp cho con người nhận thức thế giới qua tác phẩm của các nhà văn một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc (Chiến tranh và hòa bình, Tam quốc chí,...). Cùng với quá trình nhận thức thế giới, là quá trình tự nhận thức mà văn học mang tới cho mỗi người.

b. Giá trị giáo dục

Từ giá trị nhận thức mà văn học có giá trị giáo dục. Nói cách khác, qua việc nhận thức những cuộc sống đẹp, những con người tốt mà nhà văn đã miêu tả bàng thái độ trân trọng, tình cảm ngợi ca, người đọc sẽ thấy được lẽ sống đẹp, biết yêu ghét đúng đắn, biết sống có ích cho mọi người và cho bản thân mình. Những hình tượng về cuộc sống và con người đẹp đó, tự nó đã có tác dụng giáo dục sâu sắc với người đọc. Và ngay cả khi văn học miêu tả cái xấu, cái ác, thì vẫn có tác dụng giáo dục tốt đến độc giả, nếu nhà văn có cái tâm trong sáng và thái độ phê phán đúng đắn. Có điều, cần thấy rằng đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với luật pháp hay những lời giáo huấn về đạo đức, bởi văn học giáo dục con người bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục.

c. Giá trị thẩm mĩ

Giá trị nhận thức và giá trị giáo dục của văn học chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với một giá trị tạo nên đặc trưng của văn học, đó là giá trị thẩm mĩ. Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước những vẻ đẹp đó. Giá trị thẩm mĩ của văn học được thực hiện trong một phạm vi hết sức rộng lớn, phong phú, mang tới cho con người những vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, của thiên nhiên và con người, từ những vẻ đẹp bình thường, nhỏ bé đến những vẻ đẹp lớn lao của dân tộc và nhân loại. Cái đẹp trong văn học là cái đẹp hài hòa giữa nội dung đẹp và hình thức đẹp. Chính vì thế, văn học cuốn hút, hấp dẫn người đọc bằng cái đẹp của nó và dùng cái đẹp đó để bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho người đọc, hướng họ tới những gì là cao thượng, tốt lành.

Câu 2: Mối quan hệ giữa các giá trị văn học

- Ba giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cũng tác động đến người đọc (khái niệm chân-thiện-mĩ của cha ông).

- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy. Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người vì nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động.

Tuy nhiên, giá trị nhận thức là giáo trị giáo dục chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với giá trị thẩm mĩ-giá trị tạo nên đặc trưng của văn học.

Câu 3:

Tiếp nhận văn học là sống với tác phẩm, rung động với nó, vừa đắm chìm trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm, vừa tỉnh táo lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp và tài nghệ của tác phẩm và tác giả. Tiếp nhận văn học còn là dùng tưởng tượng, kinh nghiệm sống và tâm hồn mình để hình dung hình tượng tác phẩm một cách sinh động.

- Hai tính chất cơ bản:

   + Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Các yếu tố thuộc về cá nhân có vai vai trò quan trọng: năng lực, thị hiếu, sở thích, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, ... Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân. Chính sự chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống cho tác phẩm.

   + Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ, đánh giá của công chúng về một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm có nhiều khác nhau trong cảm thụ đánh giá. Nguyên nhân ở cả tác phẩm (nội dung phong phú, hình tượng phức tạp, ngôn ngữ đa nghĩa, ...) và người tiếp nhận (tuổi tác, kinh nghiệm, học vấn, tâm trạng, ...).

Câu 4: Các cấp độ tiếp nhận văn học

- Cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể muốn tìm xem toàn bộ câu chuyện tác giả muốn nói gì.

- Cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức nghệ thuật, thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Đây là cách đọc sâu sắc nhất đòi hỏi người đọc không chỉ hiểu mà còn phải có năng lực cảm thụ văn chương.

III. Luyện tập

Câu 1:

- Đây chỉ là cách nói để nhấn mạnh giá trị giáo dục của văn chương, không có ý xem nhẹ các ý khác.

- Cần đặt giá trị giáo dục trong mối quan hệ không thể tách rời với cá giá trị khác.

Câu 2:

Câu này các bạn tự chọn 1 tác phẩm và làm sáng tỏ các giá trị văn học.

Câu 3:

Đây là cách nói khác về các cấp độ khác nhau trong tiếp nhận văn học: cảm là cấp độ tiếp nhận cảm tính, hiểu là cấp độ tiếp nhận linh tính.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×