Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài tổng kết phần tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.322
0
0
CenaZero♡
01/08/2017 01:14:11
TỔNG KỂT PHẦN TIẾNG VIỆT:
LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
1. Điền những nội dung cần thiết về tiếng Việt vào các mục trong bảng. (Xem lại các bài đã học để điền cho đúng).
BẢNG I
NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
a) Nguồn gốc
Tiếng Việt thuộc:
- Họ:
- Dòng:
- Nhánh:
b) Các thời kì trong lịch sử:
-…….
-……..
-……..
-……..
-……..
ĐẶC ĐIỂM CỦA
LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP
a)…...

b)…...

c)…...

2. Theo mẫu ở cột thứ ba trong bảng, hãy điền tên các phong cách ngôn ngữ và các thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách vào các cột còn lại (Xem lại các bài đã học để điền cho đúng).

PCNN
PCNN nghệ thuật
PCNN
PCNN
PCNN
PCNN
Thể loại văn bản tiêu biểu

- Thơ ca, hò vè...
- Truyện, tiểu thuyết, kí,...
- Kịch bản,...




3. Theo mẫu ở cột thứ ba trong bảng, hãy điền tên các phong cách ngôn ngữ và các đặc trưng cơ bản của từng phong cách vào các cột còn lại. (Xem lại các bài đã học để điền cho đúng).

PCNN
PCNN nghệ thuật
PCNN
PCNN
PCNN
PC.NN
Đặc trưng cơ bản

- Tính hình tượng
- Tính truyển cảm
- Tính cá thể hóa




4. So sánh hai phần văn bản sau đây, xác định phong cách ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ của hai văn bản.
Gợi ý:
a) Văn bản 1: Mặt trăng trong Từ điển tiếng Việt:
- Thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Đặc điểm ngôn ngữ: rõ ràng, chính xác, mang tính khoa học.
b) Văn bản 2: đoạn tả trăng (giăng) trong Giăng sáng của Nam Cao:
- Thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Đặc điểm ngôn ngữ: có hình ảnh, cụ thể, sinh động, mang tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
5. Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:
a) Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
b) Phân tích đặc điểm của văn bản:
- Về từ ngữ:
+ Từ ngữ rõ ràng, chuẩn xác, một nghĩa, không thể hiểu sai. (Ví dụ)
+ Có một lớp từ ngữ hành chính được dùng nhiều lần trong văn bản. (Ví dụ)
- Về câu văn:
+ Diễn đạt rõ ràng, mỗi câu diễn đạt một ý, mang văn phong của một “quyết định”.
- Về kết cấu văn bản:
+ Kết cấu theo khuôn mẫu ba phần của một văn bản hành chính thường gặp.
c) Viết một tin ngắn theo phong cách báo chí để đưa tin về sự kiện ban hành văn bản này. (Anh (chị) dựa vào nội dung văn bản, tự viết bản tin ngắn).






Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

Câu 1 (trang 192 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Nguồn gốc và lịch sử phát triển Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập

a.Về nguồn gốc, tiếng Việt thuộc:

- Họ: ngôn ngữ Nam Á

- Dòng: Môn – Khmer.

- Nhánh: Tiếng Việt Mường chung.

b. Các thời kì lịch sử phát triển

- Trước thế kỉ X: kho từ vựng phong phú, với những từ ngữ cơ bản gốc Nam Á và một số thuộc gốc Thái hay gốc Mã Lai.

- Trước thế kỉ X: kho từ vựng phong phú, với những từ ngữ cơ bản gốc Nam Á và một số thuộc gốc Thái hay gốc Mã Lai.

- Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: ông cha ta sáng tạo ra chữ Nôm, thơ văn bằng chữ Nôm ra đời.

- Từ thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945: chữ quốc ngữ ra đời góp phần làm cho tiếng Việt đáp ứng kịp nhu cầu diễn đạt tri thức mới.

- Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay: tiếng Việt được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

a, Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là Tiếng.

b, Từ không biến đổi hình thái.

c, Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Thể loại văn bản tiêu biểu Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ báo chí Phong cách ngôn ngữ chính luận Phong cách ngôn ngữ khoa học Phong cách ngôn ngữ hành chính

- Dạng nói

- Dạng viết

- Dạng lời nói tái hiện (trong tác phẩm văn học)

- Ca dao, vè, thơ,...

-Truyện, tiểu thuyết, kí,...

- Kịch bản

- Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm.

- Ngoài ra: quảng cáo, bình luận thời sự, phỏng vấn

- Cương lĩnh, tuyên ngôn.

- Xã luận.

- Báo cáo, tham luận, phát biểu

- Chuyên luận, luận án, luận văn.

- Giáo trình, giáo khoa, sách báo khoa học.

-Nghị định, thông tư, chỉ thị.

Giấy chứng nhận, văn bằng,chứng chỉ,...

Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Thể loại văn bản tiêu biểu Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ báo chí Phong cách ngôn ngữ chính luận Phong cách ngôn ngữ khoa học Phong cách ngôn ngữ hành chính
Các đặc trưng cơ bản

Tính cá thể.

Tính sinh động – cụ thể.

Tính cảm xúc.

Tính thẩm mĩ.

Tính đa nghĩa.

Tính cá thể hóa (dấu ấn riêng của tác giả).

Tính thông tin sự kiện.

Tính ngắn gọn.

Tính hấp dẫn

Tính công khai về chính kiến, tư tưởng, lập trường chính trị xã hội.

Tính chặt chẽ trong lập luận.

Tính truyền cảm mạnh mẽ.

Tính trừu tượng khái quát.

Tính lí trí logic.

Tính phi cá thể.

Tính khuôn mẫu.

Tính minh xác.

Tính công vụ.

Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   - Văn bản (a) thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học:

       + Về từ ngữ: Sử dụng thuật ngữ chuyên môn (vệ tinh, phản chiếu,...).

       + Cách trình bày ngắn gọn, không sử dụng các biện pháp tu từ.

   - Văn bản (b) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

       + Về từ ngữ: giàu sức biểu cảm, gợi hình ảnh.

       + Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, lặp cú pháp câu.

Câu 5 (trang 194 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

b.

   - Về từ ngữ: dùng nhiều từ ngữ hành chính: quyết định, căn cứ, xét đề nghị, đồng chí...

   - Về câu văn: sử dụng các kiểu câu thường gặp trong quyết định

   Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND

   Căn cứ Nghị định 299/HĐBT ngày 15 – 8 – 1992 của Hội đồng BỘ trưởng ban hành điều lệ Bảo hiểm y tế:

   Xét đề nghị của đồng chí Trưởng ban Tổ chức chính quyền Thành phố. Giám đốc Sở y tế Hà Nội.

   - Về kết cấu: 3 phần

       + Phần đầu: quốc hiệu, cơ quan ra quyết định, thời gian (ngày... tháng ... năm).

       + Phần chính: Nội dung quyết định.

       + Phần cuối: chữ kí, họ tên (góc phải), nơi nhận (góc trái).

c. Đóng vai viết bản tin ngắn theo phong cách ngôn ngữ báo chí

   Sáng ngày 26 tháng 8 năm 2017, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức họp bàn các giải pháp ứng phó với cơn bão số 7. Bão số 7 hiện đang gây gió mạnh, biển động cho hầu hết vùng ven biển Bắc và nam biển Đông và vẫn đang tiếp tục mạnh lên, thời điểm mạnh nhất là sáng 27/8, mạnh cấp 10. Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương cần theo dõi sát sao để kịp thời đưa thông tin hướng dẫn cho các tầu thuyền cũng như các lồng bè nuôi trồng thủy sản, tàu du lịch các tỉnh ven biển phía Bắc. Ban chỉ đạo cũng lưu ý các địa phương cần hướng dẫn người dân, tránh tâm lý chủ quan khi đi lại qua sông suối, để hạn chế gây thiệt hại đáng tiếc về người và của như trong những đợt mưa lũ vừa qua.

0
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

Câu 1:

Soạn bài: Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ | Soạn văn 12 | Soạn bài lớp 12

Câu 2: Các phong cách ngôn ngữ (PCNN) và các thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách:

Soạn bài: Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ | Soạn văn 12 | Soạn bài lớp 12

Câu 3:

Soạn bài: Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ | Soạn văn 12 | Soạn bài lớp 12

Câu 4:

- Hai phần văn bản đều có chung đề tài (trăng) nhưng được viết với hai phong cách ngôn ngữ khác nhau.

   + Văn bản (a) được viết theo PCNN khoa học nên ngôn ngữ dùng để thể hiện tính trừu tượng, khái quát, tính lí trí, logic, tính phi cá thể.

   + Văn bản (b) được viết theo PCNN nghệ thuật nên ngôn ngữ mang tính hình tượng, tình truyền cảm, tính cá thể hóa.

Câu 5:

a. Văn bản được viết theo PCNN hành chính.

b.

– Từ ngữ: dùng nhiều từ ngữ hành chính: nghị định, ban hành, điều lệ, thực hiện…

- Về câu: sử dụng kiểu câu thường gặp trong quyết định: UBND thành phố Hà Nội căn cứ ... căn cứ ... xét đề nghị ... quyết định I ... II ...

- Kết cấu: 3 phần

   + Phần đầu: quốc hiệu, cơ quan ra quyết định, ngày ... tháng ... năm ... , quyết định.

   + Phần chính: Nội dung quyết định.

   + Phần cuối: Chữ kí, họ tên (góc phải), nơi nhận (góc trái).

c. Viết bản tin ngắn về quyết định trên.

Thành lập Bảo hiểm Y tế Hà Nội

Hôm qua, ngày ... tháng ... năm ... , Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định thành lập Bảo hiểm Y tế Hà Nội. Bảo hiểm Y tế Hà Nội chịu trách nhiệm quản lí của Sở Y tế Hà Nội và chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Bảo hiểm Y tế Việt Nam. Trụ sợ tại địa điểm số 18, Hàng Lược, quận Hoàng Kiếm, Hà Nội. Quyết định cũng nói rõ các nhiệm vụ và tổ chức nhân sự của Bảo hiểm Y tế Hà Nội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư