LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.680
0
0
CenaZero♡
01/08/2017 00:53:18
Soạn bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
I. Gợi ý trả lời câu hỏi.
Câu 1.
- Điểm chung:
Đều là sáng tác của người Việt; đều ít nhiều ảnh hưởng văn học phong kiến Trung Quốc, đều có những thành tựu to lớn.
- Điểm riêng:
Văn học chữ Hán
Văn học chữ Nôm
+ Văn học chữ Hán ra đời từ thế kỉ X.
+ Dùng chữ nước ngoài (chữ Hán) để sáng tác.
+ Chịu ảnh hưởng nhiều của văn học Trung Quốc, đặc biệt về thể loại văn học.
+ Bao gồm cả thơ và văn xuôi.
+ Khoảng cuối thế kỉ XIII, văn học chữ Nôm mới bắt đầu xuất hiện.
+ Dùng chữ dân tộc (chữ Nôm) để sáng tác.
+ Ít ảnh hưởng văn học Trung Quốc, sử dụng các thể loại văn học dân tộc và một số thể loại của Trung Quốc đã được Việt hóa.
+ Thơ chiếm đa số.

Câu 2.
Giai đoạn văn học
Nội dung
Nghệ thuật
Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm
Thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng.
+ Văn học chữ Hán với các thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc đạt được những thành tựu lớn.
+ Văn học chữ Nôm mới bắt đầu xuất hiện.
Văn học viết chính thức ra đời từ thế kỉ X; văn học chữ Nôm xuất hiện cuối thế kỉ XII.
Lí Công Uẩn (Thiên đô chiếu), Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ), Trương Hán Siêu (Bạch Đằng gian phú), Phạm Ngũ Lão (Thuật hoài).
Thế kỉ XV đến hết thể kỉ XVII
Đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
+ Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển với nhiều thể loại phong phú.
+ Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc, đồng thời có sự sáng tạo những thể loại văn học dân tộc.
Văn học viết chính thức xuất hiện hai thành phần: chữ Hán và chữ Nôm.
Nguyễn Trãi (Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Thơ chữ Hán và chữ Nôm), Nguyễn Dữ (Truyền kì mạn lục)…
Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
Sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có con người cá nhân, nhất là người phụ nữ.
+ Phát triển mạnh cả về văn xuôi lẫn văn vần, cả văn học chữ Hán lẫn văn học chữ Nôm.
+ Văn chương nghệ thuật là thành tựu chủ yếu.
Giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại. Nguyễn Du (Truyện Kiều, thơ chữ Hán), Đặng Trần Côn (Chinh phụ ngâm), Nguyễn Gia Thiều (Cung oán ngâm khúc), thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Ngô Gia văn phái (Hoàng Lê nhất thống chí)…
Nửa cuối thế kỉ XIX
Nội dun phong phú, mang âm điệu bi tráng.
Văn học chữ quốc ngữ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, văn học vẫn sáng tác theo thể loại và thi pháp truyền thống. Bên cạnh đó, văn học cũng đã có những đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp) thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương…
Câu 3.
1. Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng:
- Nam quốc sơn hà
- Tụng giá hoàn kinh sư
- Thiên đô chiếu
- Bình Ngô đại cáo
2. Nội dung nhân đạo chủ nghĩa:
- Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục).
- Truyện Kiều
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Lục Vân Tiên).
3. Cảm hứng thể sự (phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến):
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút).
- Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn.
Câu 4.
1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
Do những đặc điểm đó mà cách đọc văn học trung đại khác với cách đọc văn học hiện đại. Khi đọc văn học trung đại cần nắm được các điển tích, điển cố, hệ thống thi liệu mang tính quy phạm để hiểu sâu sắc tác phẩm. Lối diễn đạt của văn học trung đại thường mang tính ước lệ tượng trưng, lời ít ý nhiều, do đó không thể đọc văn học trung đại một cách dễ dãi, qua loa mà phải nghiềm ngẫm để hiểu thấu đáo tác phẩm. Cũng nên biết vắn tắt đôi điểm về chế độ phong kiến nước ta, đặc biệt là cấu trúc ý thức xã hội, hệ tư tưởng phong kiến để lĩnh hội tác phẩm văn học trung đại được tốt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Đặc điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm:

   - Điểm chung:

        + Đều do người Việt sáng tác

        + Đều tiếp thu văn học Trung Quốc

        + Đều đạt được thành tựu to lớn

   - Điểm riêng:

Văn học chữ Hán Văn học chữ Nôm

+ Ra đời vào thế kỉ X

+ Gồm thơ và văn xuôi

+Chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật,…

+ Cuối thế kỉ XIII mới xuất hiện

+ Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi

+ Chỉ tiếp thu một số thể loại từ Trung Quốc (phú, văn tế, thơ Đường luật) sáng tạo các thể loại mới (ngâm khúc, truyện thơ, hát nói)

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Bảng tổng kết:

Giai đoạn văn học Nội dung Nghệ thuật Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV Yêu nước mang âm hưởng hào hùng

+ Văn học chữ Hán đạt được nhiều thành tựu lớn với các thể loại: chính luận, văn xuôi viết về lịch sử, văn hóa, thơ phú,…

+ Văn học chữ Nôm: bắt đầu đặt nền móng, viết bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, phú Nôm

+ Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn

+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

+ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu

+ Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên

+ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

+ Tỏ lòng của

Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII Yêu nước mang âm hưởng ngợi ca; phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến

+ Văn học chữ Hán: phát triển với nhiều thể loại, đặc biết là thành tựu của văn chính luận và văn xuôi tự sự

+ Văn học chữ Nôm: có sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc, đồng thời sáng tạo các thể loại dân tộc đồng thời sáng tạo các thể loại dân tộc

+Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi

+ Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

+ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

+ Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông

+Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm

+ Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải

Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX Đòi quyền sống, hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người các nhân, nhất là người phụ nữ

+ Phát triển văn xuôi và văn vần ở cả hai thành phần ăn học

+ Văn học chữ Nôm: đạt đến đỉnh cao

+ Văn học chữ Hán: có những thành tựu nhất định.

+ Chinh phụ ngâm – nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm

+ Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái

+ Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ

+ Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nửa cuối thế kỉ XIX Yêu nước mang âm hưởng bi tráng

+ Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng văn học chữ Hán và chữ Nôm vẫn là chính

+ Sáng tác theo thể loại và thi pháp truyền thống

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu

+ Truyện thầy La-za-rô Phiền của Nguyễn Trọng Quản

+ Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Kí

+ Chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của

Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Viết Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

   - Chủ nghĩa yêu nước:

        + Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc

        + Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù

        + Tự hào trước chiến công thời đại

   - Chủ nghĩa nhân đạo: lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người, quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

        + Đại cáo bình Ngô

        + Chuyện người con gái Nam Xương

        + Chinh phụ ngâm

        + Truyện Kiều

   - Cảm hứng thế sự: phản ánh hiện thực xã hội và cuộc sống đau khổ của nhân dân

        + Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút).

        + Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn

Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn:

        + Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

        + Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

        + Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

Văn học trung đại chủ yếu thể hiện ý chí của người quân tử, đạo lí làm người – “văn sĩ tải đạo” – trong văn có chứa cả đạo. Văn học giai đoạn này có những nét đặc trưng rất riêng biệt, việc sử dụng những điển tích điển cố và tư tưởng Phật giáo, Nho giáo… có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung tác phẩm. Do đó, người đọc, người học cần có một vốn kiến thức về lịch sử, các nhân vật nổi tiếng để có thể hiểu được nội dung bài đọc. Nếu như đọc văn học hiện đại – nền văn học gần với chúng ta hơn, ta dễ hình dung bối cảnh và nhân vật hơn thì văn học trung đại đòi hỏi ta cần tìm hiểu sâu về mọi phương diện mới có thể hiểu được tư tưởng tác phẩm.

0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Câu 1: Những điểm chung và những điểm khác nhau của hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm:

- Điểm chung:

- Điểm khác:

Câu 2: Bảng khái quát tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại:

Khái quát văn học Việt Nam thời trung đại Khái quát văn học Việt Nam thời trung đại

Câu 3: Một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS thể hiện nổi bật nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

- Nội dung cảm hứng yêu nước: Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài,...

- Nội dung nhân đạo: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước,...

- Nội dung thế sự: Câu chuyện trong phủ chúa Trịnh (Vũ Trung tùy bút), Lục Vân Tiên,...

Câu 4:

   Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn như:

   Văn học cổ nói nhiều đến cái chí khí, cái đạo lí trong phép ứng xử hàng ngày của con người. Trong khi đó, văn học hiện đại có điều kiện đi sâu hơn vào đời sống riêng tư, vào thế giới nội tâm của con người. Chính hai điểm lớn này tạo nên sự khác biệt trong quá trình đọc các tác phẩm văn học cổ và văn học hiện đại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư